Chương 2: Xã hội nguyên thủy

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6 – Kết Nối Tri Thức: tại đây

Câu hỏi mở đầu trang 20 Bài 5 Lịch Sử lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Có một bức tranh được cho là của người nguyên thủy vẽ cảnh đi săn trên vạch hang Lôt Ca-ba-lôt (Tây Ban Nha), với niên đại khoảng 10.000 năm trước. Một số người cho rằng, người nguyên thủy sống như bầy động vật hoang dã, lang thang trong các khu rừng rậm, không có tổ chức, ăn sống nuốt tươi… Liệu trong thực tế có đúng như vậy không?

cố định

Lời giải:

– Mô tả bức tranh của người nguyên thủy vẽ cảnh đi săn (hình 1):

+ Người nguyên thủy dùng những mảnh đá nhọn khắc sâu vào vách hang đá để vẽ hình.

+ Trong hình vẽ những người cầm cung tên, mũi lao… nhắm bắn vào một đàn hưu đang chạy.

– Hình 1 gợi cho chúng ta một phần đời sống của người nguyên thủy, cụ thể là:

+ Hoạt động săn bắt động vật là một trong những phương thức kiếm sống của người nguyên thủy.

+ Trong quá trình tìm kiếm thức ăn hoặc xua đuổi thú dữ, người nguyên thủy có sự hợp tác, “chung lưng đấu cật” với nhau.

+ Người nguyên thủy đã biết chế tạo ra cung tên, mũi lao phóng… để việc săn bắt động vật được hiệu quả hơn và an toàn hơn.

cố định

Câu hỏi 1 trang 21 Lịch Sử lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Xã hội nguyên thủy đã trải qua những giai đoạn phát triển nào?

cố định

Lời giải:

– Xã hội nguyên thủy đã trải qua các giai đoạn: bầy người nguyên thủy và công xã thị tộc.

cố định

Câu hỏi 2 trang 21 Lịch Sử lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Dựa vào bảng (tr.20), hãy cho biết đời sống vật chất, tinh thần và tổ chức xã hội của Người tối cổ và Người tinh khôn.

cố định

Lời giải:

Người tối cổ

Người tinh khôn

Đời sống

vật chất

– Biết ghè đẽo đá để làm công cụ.

– Biết giữ lửa và tạo ra lửa.

– Lấy săn bắt và hái lượm làm nguồn sống chính.

– Sống trong các hang động, mái đá.

– Biết mài đá để tạo ra cộng cụ sắc bén.

– Biết chế tạo cung tên, gốm, dệt vải.

– Biết trồng trọt và chăn nuôi.

– Biết dựng lều bằng cành cây và xương thú để ở.

Đời sống

tinh thần

– Làm đồ trang sức.

– Vẽ tranh trên vách đá.

– Làm đồ trang sức.

– Vẽ tranh trên vách đá.

– Tục chôn người chết, đời sống tâm linh.

Tổ chức

xã hội

– Sống thành từng bầy.

– Trong mỗi bầy đã có người đứng đầu, có sự phân công lao động.

– Sống quần thụ trong các thị tộc.

– Nhiều thị tộc họ hàng, sống cạnh nhau tạo thành bộ lạc.

cố định

Câu hỏi 3 trang 23 Lịch Sử lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Em nhận thấy kĩ thuật chế tác công cụ Bắc Sơn có điểm gì tiến bộ hơn so với Núi Đọ?

cố định

Lời giải:

– Quan sát 2 hình ảnh trên có thể thấy:

+ Công cụ đá ở Núi Đọ : được ghè đẽo thô sơ; hình dáng công cụ còn tùy thuộc vào sự nứt vỡ tự nhiên của khối đá qua quá trình ghè 2 mảnh đá vào nhau.

+ Rìu mài lưỡi Bắc Sơn : đã được ghè đẽo và mài nhẵn toàn thân; có hình thù tương đối rõ ràng, vừa với tay cầm, phần lưỡi mỏng và sắc bén hơn.

=> Như vậy, có thể thấy kĩ thuật chế tác công cụ lao động của cư dân văn hóa Bắc Sơn đã cao hơn, tinh xảo hơn so với cư dân văn hóa Núi Đọ. Ngoài kĩ thuật ghè đẽo, người Bắc Sơn đã sử dụng thêm kĩ thuật mài 2 mặt, mài nhẵn… để tạo nên những công cụ lao động nhỏ gọn, sắc bén hơn.

cố định

Câu hỏi 4 trang 23 Lịch Sử lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Khai thác kênh hình và thông tin ở mục 2, hãy cho biết những nét chính về đời sống vật chất, tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam.

cố định

Lời giải:

– Đời sống vật chất của người nguyên thủy ở Việt Nam:

+ Công cụ lao động từng bước được cải tiến.

+ Sinh sống chủ yếu trong các hang động, mái đá hoặc các túp lều lợp bằng cỏ khô hay lá cây.

+ Phương thức lao động dần có sự chuyển biến từ: săn bắt – hái lượm sang trồng trọt và chăn nuôi.

– Đời sống tinh thần của người nguyên thủy ở Việt Nam:

+ Làm đồ trang sức bằng: đất nung, vỏ ốc biển.

+ Chế tạo nhạc cụ (đàn đá…).

+ Vẽ tranh trên vách hang.

+ Có tục chôn người chết và đời sống tâm linh.

cố định

Luyện tập và Vận dụng 1 trang 23 Lịch Sử lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Theo em, lao động có vai trò như thế nào trong việc làm thay đổi con người và cuộc sống của người nguyên thủy.

cố định

Lời giải:

– Vai trò của lao động đối với quá trình phát triển của người nguyên thủy:

+ Lao động giúp cơ thể và tư duy của con người ngày càng hoàn thiện, phát triển. Ví dụ: 

– Thông qua lao động, người nguyên thủy kiếm được thức ăn để nuôi sống bản thân và gia đình. 

cố định

Luyện tập và Vận dụng 2 trang 23 Lịch Sử lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Đời sống vật chất, tinh thần của Người tinh khôn có những điểm nào tiến bộ hơn so với Người tối cổ?

cố định

Lời giải:

– Những điểm tiến bộ trong đời sống vật chất và tinh thần của Người tinh khôn so với Người tối cổ:

Người tối cổ

Người tinh khôn

Đời

 sống

vật 

chất

Nguyên liệu chủ yếu

để chế tác công cụ

– Đá cuội.

– Đá cuội.

– Xương thú.

Kĩ thuật chế tác

công cụ lao động

– Ghè đẽo thô sơ.

– Ghè đẽo.

– Mài 2 mặt, mài nhẵn; đục lỗ…

– Làm gốm.

Phương thức

kiếm sống

– Săn bắt – hái lượm (đời sống con người phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên).

– Trồng trọt – chăn nuôi (đời sống của con người bớt phụ thuộc vào tự nhiên).

Nơi cư trú

– Sinh sống trong các hang động, mái đá.

– Dựng lều bằng cành cây hoặc xương thú để ở.

Đời sống tinh thần

– Làm đồ trang sức bằng vỏ ốc, xương thú.

– Vẽ trang trên vách đá.

– Làm đồ trang sức bằng vỏ ốc, đất nung, xương thú…

– Vẽ tranh trên vách đá.

– Tục chôn người chết, đời sống tâm linh.

cố định

Luyện tập và Vận dụng 3 trang 23 Lịch Sử lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Tìm trên lược đồ hình 4 (tr.22) kết hợp với tra cứu thông tin từ sách, báo và Internet, hãy cho biết các di tích thời đồ đá được phân bố ở những tỉnh nào ngày nay và sự phân bố đó nói lên điều gì?

cố định

Lời giải:

– Ở Việt Nam, những di tích thời đồ đá được phân bố ở các tỉnh: 

+ Lạng Sơn (các di tích: Bắc Sơn; Thẩm Hai, Thẩm Khuyên)

+ Phú Thọ (di tích: Sơn Vi).

+ Hòa Bình (di tích Hòa Bình).

+ Quảng Ninh (di tích Hạ Long).

+ Thanh Hóa (di tích Núi Đọ)

+ Nghệ An (di tích Quỳnh Văn).

+ Quảng Bình (di tích Bàu Tró).

+ Kon Tum (di tích Lung Leng).

+ Gia Lai (di tích An Khê).

+ Xuân Lộc (Đồng Nai).

– Nhận xét: các di tích đồ đá được phân bố tại nhiều tỉnh thành trên khắp đất nước Việt Nam, điều này chứng tỏ: ngay từ sớm, ở Việt Nam đã diễn ra quá trình tiến hóa từ vượn thành người.

cố định

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 940

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống