Chương 5: Địa lí dân cư

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Giải Bài Tập Địa Lí 10 – Bài 22: Dân số và sự gia tăng dân số giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

Trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 22 trang 82: Dựa vào bảng trên, em hãy nhận xét tình hình tăng dân số trên thế giới và xu hướng phát triển dân số thế giới trong tương lai.

Trả lời:

– Thời gian dân số tăng lên gấp đôi và tăng thêm 1 tỉ người ngày càng rút ngắn.

– Trong lịch sử, thời gian tăng thêm 1 tỉ người mất hàng triệu năm, sau đó ngày càng rút ngắn 123 năm xuống 32 năm và 12 năm.

– Thời gian dân số tăng gấp đôi cũng rút ngắn từ 123 năm xuống 47 năm.

– Quy mô dân số ngày càng lớn, mức sinh ổn định và có xu hướng giảm nhẹ, nhưng tốc độ gia tăng vẫn nhanh do mức chết của trẻ em giảm nhanh và tuổi thọ trung bình tăng.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 22 trang 83: Dựa vào hình 22.1, em hãy nhận xét tình hình tỉ suất sinh thô của thế giới và ở các nước đang phát triển, các nước phát triển, thời kì 1950 – 2005.

Trả lời:

– Thời kì 1950 – 2005, tỉ suất sinh thô các nước đang phát triển cao hơn mức trung bình của thế giới và cao hơn gấp nhiều lần các nước phát triển.

– Từ 1950 đến 2005, tỉ suất sinh thô của thế giới và các nhóm nước giảm nhanh, tuy nhiên ở các nước phát triển giảm nhanh hơn.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 22 trang 84: Dựa vào hình 22.2, en hãy nhận xét tỉ suất tử thô của toàn thế giới và ở các nước phát triển, các nước đang phát triển thời kì 1950 – 2005.

Trả lời:

– Tỉ suất tử thô có xu hướng giảm dần do điều kiện kinh tế xã hội thế giới ngày càng phát triển.

– Toàn thế giới, tỉ suất tử thô ngày càng giảm mạnh, từ 25% (1950 – 1955) xuống còn 9% (2004 – 2005).

– Tỉ suất tử thô các nước phát triển giảm nhanh nhưng sau đó chững lại và có xu hướng tăng lên. Cơ cấu dân số già, tỉ lệ người lớn tuổi cao.

– Các nước đang phát triển, tỉ lệ tử thô giảm chậm hơn từ 28% (1950 – 2005) xuống còn 12% (1985 – 1990), nhưng hiện nay đã đạt mức thấp hơn so với các nước phát triển do cơ cấu dân số trẻ.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 22 trang 85: Dựa vào hình 22.3, em hãy cho biết:

     + Các nước được chia thành mấy nhóm có tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên khác nhau?

     + Tên một số vài quốc gia tiêu biểu trong mỗi nhóm.

     + Nhận xét.

Trả lời:

     + Các nước có thể chia thành 4 nhóm nước với mức gia tăng tự nhiên.

     + Gia tăng tự nhiên bằng 0 hoặc âm: mức tử cao do dân số già, mức sinh thấp hơn hoặc bằng mức tử. Một số nước: LB Nga, Bun-ga-ri, U-crai-na, Bê-la-rút,…).

     + Gia tăng dân số chậm dưới 0,95% mức tử thấp, mức sinh thấp nhưng vẫn cao hơn mức tử, gia tăng dân số thấp và ổn định. Một số nước tiêu biểu: Bắc Mĩ, Ô-xtray-li-a, Tây Âu.

     + Gia tăng dân số trung bình từ 1 – 1,9%, mức sinh tương đối cao, mức tử thấp. Tiêu biểu là Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á, Mĩ La-tinh,…

     + Gia tăng dân số cao và rất cao trên 2%: mức sinh rất cao. Các quốc gia châu Phi, Trung Đông, Trung và Nam Mĩ.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 22 trang 85: Dựa vào sơ đồ trên, em hãy nêu hậu quả của sự gia tăng dân số quá nhanh và sự phát triển dân số không hợp lý của các nước đang phát triển.

Trả lời:

– Gây sưc ép nặng nề đối với phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.

– Kinh tế: GDP/người thấp, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm,..

– Xã hội: tỉ lệ thất nghiệp cao, thiếu việc làm, tệ nạn xã hội, thiếu cơ sở vật chất cho giáo dục, y tế,…

– Môi trường: tài nguyên bị khai thác quá mức, cạn kiệt, môi trường suy thoái.

Bài 1 trang 86 Địa Lí 10: Giả sử tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Ấn Độ là 2% và không thay đổi trong thời kì 1995 – 2000.

Hãy trình bày cách tính và điền kết quả vào bảng số liệu dân số của Ấn Độ theo mẫu dưới đây:

Trả lời:

– Ta kí hiệu tỉ suất gia tăng dân số của Ấn Độ là Tg, và Tg = 2%.

– Ta kí hiệu dân số thế giới qua các năm như sau:

     + Năm 1998 là D8

     + Năm 1999 là D9

     + Năm 2000 là D0

     + Năm 1997 là D7

     + Năm 1995 là D5.

– Ta có công thức:

D8 = D7 + Tg.D7 = D7 (Tg + 1)

D7 = D8 : Tg + 1 = 975 :1,02 = 955,9 triệu người.

D9 = D8 + Tg.D8 = D8 (Tg + 1) = 975 . 1,02 = 994,5 triệu người.

D0 = D9 (Tg + 1)= 994,5 . 1,02 = 1014,4 triệu người.

D7 = D6 + Tg.D6 = D6 (Tg + 1) ⇒ D6 = D7/(Tg + 1) = 995,9 / 1,02 = 937,2 triệu người.

D6 = D5 + Tg.D5 ⇒ D5 = D6/(Tg + 1) = 9377,2 / 1,02 = 918,8 triệu người.

-Thực hiện các phép tính ta được kết quả như sau:

Năm 1995 1997 1998 1999 2000
Dân số (triệu người) 918,8 955,9 975 994,5 1014,4

Bài 2 trang 86 Địa Lí 10: Phân biệt gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học.

Trả lời:

– Gia tăng dân số tự nhiên là sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô, được coi là động lực phát triển dân số.

– Gia tăng dân số cơ học là sự chênh lệch số người xuất cư và nhập cư. Gia tăng dân số cơ học không ảnh hưởng đến động lực phát triển dân số thế giới nhưng lại ảnh hưởng đến sự gia tăng dân số của mỗi quốc gia.

Bài 3 trang 86 Địa Lí 10: Lấy ví dụ cụ thể về sức ép dân số ở địa phương đối với vấn đề phát triển kinh tế – xã hội và tài nguyên môi trường.

Trả lời:

– Nhu cầu nhà ở và lương thực cần phải tăng lên khi dân số tăng, nếu không tăng nhanh năng suất các sản phẩm nông nghiệp thì sẽ dẫn đến nguy cơ thiếu lương thực.

– Lượng rác thải tăng lên, gây ô nhiễm không khí, nguồn nước, đất, tiếng ồn.

– Nhu cầu việc làm tăng, không đáp ứng đủ sẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm và tệ nạn xã hội,…

– Dân số tăng, nhu cầu về an sinh xã hội không đáp ứng đủ, thiếu thốn về cơ sở vật chất giáo dục, y tế, trì hoãn sự phát triển của xã hội.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1033

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống