Bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Giải Bài Tập Địa Lí 11 – – Tiết 3: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

(trang 29 sgk Địa Lí 11): – Hãy xác định trên bản đồ (hoặc Át Lát Địa lí thế giới) vị trí các quốc gia của khu vực Tây Nam Á.

Trả lời:

Các quốc gia thuộc Tây Nam Á: Thổ Nhĩ Kì, Gru-di-a, Ac-mê-ni-a, A-dec-bai-gian, Xi-ri, I-răc, I-ran, A-rập Xê-ut, Cô-oet, Ap-ga-ni-stan, Li-băng, I-xra-en, Lãnh thổ Pa-lê-xtin, Xi-ri, Giooc-đa-ni, Y-ê-men, Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất, Ô-man, Ca-ta, Ba-ranh.

(trang 30 sgk Địa Lí 11): – Quan sát hình 5.7, hãy cho biết Trung Á có những quốc gia nào? Vị trí địa lí và lãnh thổ của khu vực có đặc điểm gì?

Trả lời:

– Các quốc gia thuộc Trung Á: Ca-dăk-xtan, U-dơ-bê-ki-xtan, Tuôc-mê-ni-xtan, Cư-rơ-gư-xtan, Tat-gi-ki-xtan, Mông Cổ.

– Tuy diện tích nhỏ, nhưng Trung Á có vị trí địa lí mang tính chiến lược, nằm ở ngã ba của các châu lục, giàu tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ và khí tự nhiên.

(trang 31 sgk Địa Lí 11): – Dựa vào hình 5.8, hãy tính lượng dầu thô chênh lệch giữa khai thác và tiêu dùng của từng khu vực.

Trả lời:

– Đông Á: – 11105,7 nghìn thùng/ngày.

– Đông Nam Á: – 1165,3 nghìn thùng/ngày.

– Trung Á: 669,8 nghìn thùng/ngày.

– Tây Nam Á: 15239,4 nghìn thùng/ngày.

– Đông Âu: 3839,3 nghìn thùng/ngày

– Tây Âu: – 68660,8 nghìn thùng/ngày.

– Bắc Mĩ: – 14240,4 nghìn thùng/ngậy.

(trang 31 sgk Địa Lí 11): – Nhận xét về khả năng cung cấp dầu mỏ cho thế giới của khu vực Tây Nam Á ?

Trả lời:

Khu vực Tây Nam Á và Trung Á, Đông Âu dư thừa dầu thô, có khả năng xuất khẩu hoặc lọc thành dầu tinh để xuất khẩu. Các khu vực khác thiếu hụt, phải nhập dầu thô để lọc hoặc nhập dầu tinh để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

(trang 32 sgk Địa Lí 11): – Nhận xét về hậu quả của các cuộc chiến tranh, xung đột trong khu vực Tây Nam Á đối với sự phát triển kinh tế – xã hội và môi trường ?

Trả lời:

Hậu quả: kinh tế chậm phát triển ; tình trạng đói nghèo, mất dân chủ, thiếu công bằng; môi trường bị hủy hoại nặng nề phổ biến.

(trang 32 sgk Địa Lí 11): – Các vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á nên được bắt đầu giải quyết từ đâu? Vì sao?

Trả lời:

– Xóa bỏ tình trạng đói nghèo, tăng cường dân chủ, bình đẳng, trong phát triển kinh tế – xã hội ở mỗi quốc gia cũng như trong khu vực nên là những việc làm đầu tiên để loại trừ nguy cơ xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố, tiến tới ổn định tình hình ở mỗi khu vực.

– Đồng thời, cần chấm dứt sự can thiệp của các thế lực bên ngoài.

Bài 1: Tìm trong bảng các quốc gia lớn nhất, nhỏ nhất (về diện tích, dân số) ở từng khu vực và xác định vị trí địa lí, lành thổ của chúng trên bản đồ (hoặc Át Lát Địa lí thế giới).

Lời giải:

– Khu vực Tây Nam Á.

      + Về dân số: quốc gia lớn nhất là I-ran; quốc gia nhỏ nhất là: Ba-ranh.

      + Về diện tích: quốc gia lớn nhất là A-rập Xê-ut; quốc gia nhỏ nhất là: Ba-ranh.

– Khu vực Trung Á

      + Về dân số: quốc gia lớn nhất là ư-dơ-bê-ki-xtan; quốc gia nhỏ nhất là: Mông Cổ.

      + Về diện tích: qụốc gia lớn nhất là Ca-dắc-xtan; quốc gia nhỏ nhất là: Tát-gi-ki-xtan.

Bài 2: Quan hệ giữa I-xra-en và Pa-le-xtin có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển kinh tế – xã hội của cả hai quốc gia? Để cùng phát triển, hai nước cần phải làm gì?

Lời giải:

– Mỗi quốc gia đều có nhiều thiệt hại nặng nề về kinh tế – xã hội.

– Hai nước cần phải chuyến từ đối đầu sang đối thoại, cùng chung sống hòa bình với nhau. Cần giải quyết các vấn đề phát sinh khách quan, công bằng, bình đẳng trên các cơ sở các giá trị được chấp nhận của luật pháp quốc tế.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 928

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống