Đặc điểm chung của tự nhiên

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Giải Bài Tập Địa Lí 12 – Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

Trả lời câu hỏi Địa Lí 12 Bài 9 trang 40: Dựa vào kiến thức đã học cho biết vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Trả lời:

– Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc và trong năm Mặt Trời qua thiên đỉnh 2 lần.

– Tiếp giáp với Biển Đông rộng lớn, được tăng cường độ ẩm và lượng mưa.

– Nằm trong khu vực Châu Á gió mùa điển hình nhất thế giới.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 12 Bài 9 trang 41: Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết trung tâm xuất phát gió mùa Đông Bắc và tính chất gió này ở Việt Nam.

Trả lời:

– Gió mùa Đông Bắc xuất phát là từ trung tâm áp cao Xibia.

– Tính chất: Nửa đầu mùa đông lạnh khô, nửa sau lạnh ẩm.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 12 Bài 9 trang 41: Dựa vào hình 9.2, hãy cho biết các trung tâm cao áp hình thành gió mùa mùa hạ ở Việt Nam, hướng di chuyển và tính chất của gió này.

Trả lời:

– Trung tâm áp cao hình thành gió: cao áp Ấn Độ Dương và cao áp cận chí tuyến nửa cầu Nam.

– Hướng gió: Tây Nam.

– Tính chất:

   + Khối khí cao áp Ấn Độ Dương ẩm, nhưng sau khi vượt qua dãy Trường Sơn vào nước ta trở nên khô nóng (hiện tượng phơn).

   + Khối khí xích đạo tầng ẩm rất dày tạo nên dòng thăng lớn trên đường hội tụ nội chí tuyến, gây mưa cho các vùng đón gió Nam Bộ và Tây Nguyên.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 12 Bài 9 trang 42: Hoạt động của gió mùa đã dẫn tới sự phân chia mùa khí hậu khác nhau giữa các khu vực như thế nào?

Trả lời:

– Ở miền Bắc: có 3 tháng mùa đông khí hậu lạnh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.

– Ở miền Nam: Có hai mùa rõ rệt.: mùa khô và mùa mưa.

– Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ : có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô.

Bài 1 trang 44 Địa Lí 12: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được biểu hiện như thế nào?

Trả lời:

– Tổng bức xạ lớn : > 130 kcal/cm2/năm.

– Cân bằng bức xạ dương: trên 75 kcal/cm2/năm.

– Nhiệt độ trung bình năm: > 202C.

– Tổng số giờ nắng : 1400 – 3000 giờ/ năm.

– Nhiệt độ hoạt động : 8.000 – 10.000độC.

Bài 2 trang 44 Địa Lí 12: Dựa vào bảng số liệu sau (SGK trang 44): Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm. Hãy nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân.

Trả lời:

a. Nhận xét:

– Nhiệt độ trung bình tháng I và trung bình năm của các địa điểm có sự chênh lệch theo chiều hướng tăng dần từ Bắc vào Nam.

– Nhiệt độ trung bình tháng VII giữa các địa điểm ít có sự chênh lệch.

b. Nguyên nhân

– Càng gần xích đạo lượng bức xạ nhận được càng lớn.

– Miền Bắc chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình tháng I có sự chênh lệch lớn.

– Nhiệt độ trung bình tháng VII chênh lệch không lớn. Ở TP. Hồ Chí Minh, nhiệt độ tháng VII thấp hơn các địa điểm khác do có lượng mưa lớn.

Bài 3 trang 44 Địa Lí 12: Dựa vào bảng số liệu sau (SGK trang 44): Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểm. Hãy so sánh, nhận xét về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm trên. Giải thích.

Trả lời:

a. Nhận xét và so sánh

– Lượng mưa thay đổi từ Bắc vào Nam. Huế có lượng mưa cao nhất (2.868mm), sau đó đến TP.Hồ Chí Minh (1931 mm), Hà Nội có lượng mưa ít nhất (1.676 mm).

– Lượng bốc hơi tăng dần từ Bắc vào Nam. Hà Nội 989mm, Huế 1000mm và TP Hồ Chí Minh 1686mm

– Cân bằng ẩm cao nhất là Huế (+1.868mm), sau đó đến Hà Nội (+687mm), TP.Hồ Chí Minh (+245mm).

b. Giải thích

– Hà Nội: lượng mưa ít do có mùa đông lạnh, ít mưa. Nhiệt độ thấp, lượng bốc hơi ít nên cân bằng ẩm cao hơn TP.Hồ Chí Minh.

– Huế: có lượng mưa cao nhất do bức chắn của dãy Trường Sơn và Bạch Mã, lượng bốc hơi nhỏ nên cân bằng ẩm ở Huế cao.

– TP.Hồ Chí Minh có lượng mưa cao hơn Hà Nội do ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa tây nam, hoạt động của dãy hội tụ nội chí tuyến mạnh, nhiệt độ mùa khô cao nên bốc hơi nước cũng mạnh, vì thế cân bằng ẩm thấp hơn ở Hà Nội.

Bài 4 trang 44 Địa Lí 12: Hãy trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta và hệ quả của nó đối với sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực.

Trả lời:

– Việt Nam có hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

– Gió mùa mùa đông:

   + Thời gian: Tháng 11 đến tháng 4.

   + Phạm vi hoạt động: phía bắc dãy Bạch Mã

   + Hướng: đông bắc – tây nam.

   + Tính chất: nửa đầu mùa đông lạnh khô, nửa sau lạnh ẩm.

– Gió mùa mùa hạ:

   + Thời gian: Từ tháng 5 đến tháng 10.

   + Phạm vi hoạt động: cả nước

   + Hướng: hai luồng gió cùng hướng Tây Nam thổi vào nước ta.

   + Tính chất:

      • Đầu mùa hạ: Khối khí từ Bắc Ấn Độ Dương xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi dọc biên giới Việt – Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, khối khí này trở nên khô nóng.

      • Giữa và cuối mùa hạ: Gió mùa Tây Nam nóng ẩm cùng dải hội tụ nhiệt đới gây mưa cho cả nước. Do áp thấp Bắc Bộ gió đổi hướng đông nam tạo nên “gió mùa đông nam” ở miền Bắc nước ta.

– Hệ quả: tạo nên sự phân mùa rõ rệt ở các vùng:

   + Ở miền Bắc: có mùa đông lạnh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.

   + Ở miền Nam: Có hai mùa: mùa khô và mùa mưa ẩm rõ rệt.

   + Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ : có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1136

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống