Chương 2: Các thành phần tự nhiên của Trái Đất

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Giải Bài Tập Địa Lí 6 – Bài 21: Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

    Câu 1:Quan sát biểu đồ hình 55 và trả lời các câu hỏi sau:

    – Những yếu tố nào được thể hiện trên biểu đồ? Thể hiện trong thời gian bao lâu?

    Yếu tố nào được biểu hiện theo đường là yếu tố nào?

    Yếu tố nào được biểu hiện bằng hình cột là yếu tố nào?

    – Trục dọc bên phải dùng để đo tính đại lượng nào?

    – Trục dọc bên trái dùng để đo tính đại lượng nào?

    – Đơn vị để tính nhiệt độ là gì? Đơn vị tính lượng mưa là gì?

    Lời giải:

    – Những yếu tố được thể hiện trên biểu đồ: nhiệt độ và lượng mưa trung bình qua các tháng năm.

          + Yếu tố được biểu hiện theo đường: nhiệt độ.

          + Yếu tố được biểu hiện bằng hình cột: lượng mưa.

    – Trục dọc bên phải dùng để đo tính đại lượng: nhiệt độ.

    – Trục dọc bên trái dùng đề đo tính đại lượng: lượng mưa.

    – Đơn vị để tính nhiệt độ là oc ; đơn vị để tính lượng mưa là mm.

    Câu 2:Dựa vào các trục của hệ tọa độ vuông góc để xác định các đại lượng rồi ghi kết quả vào bảng sau:

    Lời giải:


    Câu 3: Từ các bảng số liệu trên, hãy nêu nhận xét về nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội.

    Lời giải:

    Nhiệt độ và lượng mưa có sự chênh lệch giữa các tháng trong năm: có tháng nhiệt độ cao, có tháng nhiệt độ thấp, có tháng mưa nhiều, có tháng ít mưa. Sự chênh lệch nhiệt độ và lượng mưa giữa tháng cao nhất và thấp nhất tương đối lớn.

    Câu 4: Quan sát hai biểu đồ hình 56, 57 và trả lời các câu hỏi trong bảng sau:

    Nhiệt độ và lượng mưa Biểu đồ của địa điểm A Biểu đồ của địa điểm B
    Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng nào?
    Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng nào?
    Những tháng có mưa nhiều (mùa mưa) bắt đầu từ tháng mấy tới tháng mấy?

    Lời giải:

    Nhiệt độ và lượng mưa Biểu đồ của địa điểm A Biểu đồ của địa điểm B
    Tháng có nhiệt độ cao nhất Tháng 4 Tháng 12
    Tháng có nhiệt độ thấp nhất Tháng 1 Tháng 7
    Những tháng có mưa nhiều (mùa mưa) Bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 9 Bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3

    Câu 5: Từ bảng thống kê trên cho biết biểu đồ nào là biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của địa điềm ở nửa cầu Bắc? Biểu đồ nào là biểu đồ và lượng mưa của địa điểm ở nửa cầu Nam? Vì sao?

    Lời giải:

    – Biểu đồ A (hình 56) là biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của địa điểm ở nửa cầu Bắc (mùa nóng, mưa từ tháng 4 đến tháng 10).

    – Biểu đồ B (hình 57) là biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của địa điểm ở nửa cầu Nam (mùa nóng, mưa từ tháng 10 đến tháng 3).

     

    Bài giải này có hữu ích với bạn không?

    Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

    Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1120

    Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

    --Chọn Bài--

    Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

    Tải xuống