Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 9

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 9 – Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

    Trả lời Gợi ý Bài 12 trang 41 sgk GDCD 9

    a) Em suy nghĩ gì về tình yêu và hôn nhân trong những trường hợp trên ?

    Trả lời:

    – Trường hợp thứ nhất: Hôn nhân ép buộc không có tình yêu, kết hôn khi chưa đủ tuổi của pháp luật quy định.

    – Trường hợp thứ hai: Đây là tình yêu nông cạn, cẩu thả, không chân chính, thiếu sự tôn trọng lẫn nhau.

    b) Em quan niệm thế nào về tình yêu, về tuổi kết hôn, về trách nhiệm của vợ và chồng trong đời sống gia đình ?

    Trả lời:

    – Tình yêu là sự quyến luyến của 2 người khác giới. Tình yêu chân chính xuất phát từ sự đồng cảm sâu sắc giữa hai người, là sự chân thành, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau.

    – Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, được Nhà nước thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hoà thuận, hạnh phúc.

    – Vợ và chồng phải có thái độ tôn trọng, bình đẳng, yêu thương, thuỷ chung, chăm sóc nhau. Có trách nhiệm cùng lao động để đảm bảo cuộc sống của gia đình, có trách nhiệm cùng nhau chăm sóc, nuôi dạy con cái trưởng thành…

    Bài 1 (trang 43 sgk Giáo dục công dân 9): Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây ? Giải thích vì sao em đồng ý hoặc không đồng ý.

    a) Kết hôn khi nam, nữ đủ 18 tuổi trở lên ;

    b) Cha mẹ có quyền quyết định về hôn nhân của con ;

    c) Lấy vợ, lấy chồng là việc của đôi nam nữ, không ai có quyền can thiệp ;

    d) Kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, trên cơ sở tình yêu chân chính ;

    đ) Kết hôn khi nam từ đủ 20 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên ;

    e) Trong gia đình, người chồng là người quyết định mọi việc ;

    g) Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ hướng dẫn cho con trong việc chọn bạn đời ;

    h) Không nên yêu sớm vì có thể sẽ dẫn đến kết hôn sớm ;

    i) Kết hôn sớm và mang thai sớm sẽ có hại cho sức khoẻ của cả mẹ và con ;

    k) Gia đình chỉ có hạnh phúc khi được xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính ;

    l) Lấy vợ, lấy chồng con nhà giàu mới có hạnh phúc ;

    m) Nếu vợ chồng bình đẳng thì sẽ không có trật tự trong gia đình.

    Lời giải:

    Em đồng ý với những ý kiến: (d), (đ), (g), (h), (i), (k) vì những ý kiến đó dựa trên quan điểm của một tình yêu chân chính. Trách nhiệm tình cảm của mỗi người trong gia đình và thực hiện vấn đề hôn nhân đúng pháp luật quy định.

    Bài 2 (trang 43 sgk Giáo dục công dân 9): Em hãy tìm hiểu về những trường hợp tảo hôn (lấy vợ, lấy chồng sớm trước tuổi quy định của pháp luật) và những lí do khác nhau của các trường hợp đó.

    Lời giải:

    1. Đó là trường hợp của L.V.C. và N.T.T. ấp Bến Đò 2, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, cưới nhau được 3 năm, nhưng đôi vợ chồng trẻ này vẫn chưa được đăng kí kết hôn vì cô T. chưa đủ tuổi.

    2. Chuyện của L.T.M.H. (bước sang tuổi 17, ấp 2, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè). Hai năm trước, gia đình ép gả cô cho một thanh niên từ huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An đến Nhà Bè làm thuê. Sau hai năm chung sông, H. sinh được một bé gái. Vì không chịu nổi cảnh làm thuê làm mướn, luôn thiếu trước hụt sau, nên người chồng bỏ nhà đi biền biệt. Giờ đây H. hàng ngày phải dầm mình dưới các kênh rạch mò cua, bắt ốc để nuôi con.

    3. Người dân ấp Bàu Tre 2, xã Tân An Hội, huyện Củ Chi xôn xao trước tin đám cưới của cô bé Ph.Th.M.T., con của ông P.H.S. và bà N.T.M. với chú rể là một thợ hàn ở xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi được tổ chức rình rang. Dư luận ở xã Tân An Hội đặc biệt quan tâm đến đám cưới này bởi cô dâu M.T. chỉ mới 14 tuổi. Bỏ qua mọi lời ra tiếng vào, đám cưới vẫn được tổ chức.

    4. Ở thị trấn Mađagui, huyện Đạ Hoai, tỉnh Lâm đồng dường như ai cũng biết chuyện cô D, sinh năm 1987 khi đang học lớp 9 trường huyện lỡ “yêu” anh N. cùng khu phố. Không thể tổ chức đám cưới cho con gái (vì phạm luật) và cũng không đồng ý để con gái phá thai, cha mẹ D. đành chấp nhận cho N. về ở rể để… chăm sóc vợ con!

    5. Ở thôn 2, xã Đạ Oai, Huyện Đạ Hoai có nhiều trường hợp kết hôn ở tuổi 14, 15, 16 như Ka En, Ka Đes, Ka Rại, Ka Dội… Cá biệt năm 2003 có một nữ sinh lớp 6 bỏ học chuẩn bị lấy chồng, Ban Dân số và Hội Phụ nữ đến vận động, khuyên can nên em đã trở lại trường tiếp tục học tập!

    6. Ở thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm có đôi vợ chồng cưới nhau khi đang cùng là học sinh trường trung học cơ sở. Dù không được chính quyền cho đăng kí kết hôn, nhưng cả hai bên gia đình vẫn tổ chức tiệc cưới linh đình cho cô cậu, và hai học sinh ấy đã làm bố mẹ ở tuổi 16! Theo Ban Dân số – Gia đình – Trẻ em huyện Bảo Lâm, toàn huyện có 14 xã thì xã nào cũng có tình trạng tảo hôn, xã vùng sâu có tỉ lệ cao hơn. Do nhận thức về hôn nhân gia đình, pháp lệnh dân số của nhân dân vùng sâu vùng xa còn hạn chế.

    7. Tháng 5 – 2008, Vàng A Cháng ở bản Khốn Khia, xã Tả Khoa, Bắc Yên, Sơn La mới vừa tròn 15 tuổi. Thế mà cậu học trò của Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Bắc Yên đã phải bỏ học để lấy vợ theo “lệnh” của ông bà, bố mẹ. Vợ Cháng kém cậu một tuổi. Trước đó, (cuối năm 2006), Cháng cũng đã ngậm ngùi xót xa cho đứa em gái mình là Vàng Thị Sai mới 12 tuổi đã bị bắt về nhà người ta làm vợ.

    Đây là hai trong số gần 10 trường hợp tảo hôn ở bản Khôn Khia trong một năm trở lại đây. Trên thực tế, tảo hôn là một hủ tục đã trở thành thông lệ tiềm ẩn ăn sấu vào các thế hệ người Mông ở đây. Các chàng trai cô gái chưa đủ tuổi vị thành niên đã sớm kết hôn, bỏ lại sau lưng cả tuổi thơ tung tăng đến trường học cái chữ và vui đùa cùng chúng bạn. Cái “lí” vững nhát mà nhiều bậc ông bà, bố mẹ ở Khôn Khia dựa vào để “bảo vệ” cho nạn tảo hôn là phong tục duy trì từ ngàn đời nay như con suôi bao năm qua vẫn chảy. Bố mẹ tảo hôn, đến đời con, cháu cũng thế. Vậy nên người Mông ở Khốn Khia nghèo, đói khổ và vất vả triền miên.

    8. Huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái có tốc độ tăng dân số hàng năm trên 2%, mức tăng này khá cao so với bình quân cả nước. Đây cũng là huyện có số vụ tảo hôn cao nhất của tỉnh Yên Bái (trên 200 trường hợp). Trong bản danh sách các trường hợp tảo hôn ở xã Khau Mang, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, năm 2006, xã Khau Mang đã có 28 trường hợp tảo hôn. 6 tháng đầu năm 2007, đã có 6 trường hợp tiếp tục vi phạm.

    Bài 3 (trang 43 sgk Giáo dục công dân 9): Hãy nêu những hậu quả xấu do nạn tảo hôn gây ra mà em biết (đối với người tảo hôn, gia đình của họ và đối với cộng đồng).

    Lời giải:

    – Hậu quả đôi với người tảo hôn: Lấy vợ, lấy chồng sớm, sức khoẻ không đảm bảo, phải sống xa gia đình, không có người chăm sóc, chưa đủ khả năng lo cho cuộc sống của mình và con cái, hạnh phúc dễ tan vỡ.

    – Đối với gia đình: Gánh nặng cho gia đình.

    – Đối với cộng đồng: Hiện tượng tảo hôn là vi phạm pháp luật về hôn nhân, ảnh hưởng xấu đến cộng đồng.

    Bài 4 (trang 43 sgk Giáo dục công dân 9): Học hết trung học phổ thông, Lan đang ở nhà chờ xin việc thì gặp và yêu Tuấn, cũng đang không có việc làm. Khi hai người xin cha mẹ cho kết hôn thì hai bên gia đình đều khuyên Lan và Tuấn hãy thư thả, bao giờ có việc làm thì hãy xây dựng gia đình, nhưng Lan và Tuấn không đồng ý, cứ thúc ép cha mẹ. Cuối cùng, hai gia đình đành phải chấp thuận cho Lan và Tuấn kết hôn.

    Theo em, ý kiến của gia đình Lan và Tuấn là đúng hay sai ? Vì sao ?

    Lời giải:

    Ý kiến của gia đình Lan và Tuấn là đúng. Bởi vì, 2 người tuy đủ tuổi kết hôn nhưng vì sự nghiệp, công ăn việc làm chưa có thì không thể đảm bảo cho hạnh phúc gia đình sau khi đã kết hôn.

    Bài 5 (trang 43 sgk Giáo dục công dân 9): Anh Đức và chị Hoa là con bác, con chú ruột nhưng họ yêu nhau. Gia đình và họ hàng hai bên khuyên can, ngăn cản, nhưng họ vẫn kiên quyết lấy nhau vì họ cho rằng họ có quyền tự do lựa chọn, không ai có quyền ngăn cản.

    – Theo em, lí do “tự do lựa chọn” của anh Đức và chị Hoa có đúng không ? Vì sao ?

    – Nếu anh Đức và chị Hoa cứ cố tình lấy nhau thì cuộc hôn nhân của họ có hợp pháp không ? Vì sao ?

    Lời giải:

    – Lí do “tự do lựa chọn” của anh Đức và chị Hoa trong trường hợp này là không đúng, vì họ đã vi phạm khoản 13, điều 8, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000: Cấm kết hôn những người có họ trong phạm vi ba đời “… anh chị em con chú, con bác…”

    Nếu anh Đức và chị Hoa cứ cố tình lấy nhau thì cuộc hôn nhân của họ không hợp pháp, vì họ đã vi phạm những điều cấm kết hôn mà pháp luật quy định.

    Bài 6 (trang 44 sgk Giáo dục công dân 9): Bình mới 16 tuổi nhưng mẹ Bình đã ép gả Bình cho một người nhà giàu ở xã bên. Bình không đồng ý thì bị mẹ đánh và cứ tổ chức cưới, bắt Bình về nhà chồng.

    – Việc làm của mẹ Bình là đúng hay sai ? Vì sao ?

    – Cuộc hôn nhân này có được pháp luật thừa nhận không ? Vì sao ?

    – Bình có thể làm gì đê thoát khói cuộc hôn nhân đó ?

    Lời giải:

    – Việc làm của mẹ Bình là sai, vì Bình mới 16 tuổi chưa đủ tuổi kết hôn theo pháp luật quy định và mẹ Bình cũng đã sai khi ép buộc Bình làm điều mình không muôn.

    – Cuộc hôn nhân này sẽ không được pháp luật thừa nhận, vì kết hôn chưa đủ tuổi; việc kết hôn là do sự ép buộc và chưa đủ tuổi nên Bình không thể đăng kí kết hôn được.

    – Để có thể thoát ra khỏi cuộc hôn nhân đó, Bình có thể nhờ bà con dòng tộc hoặc các cơ quan, đoàn thể, khuyên nhủ mẹ mình. Nếu không được thì nhờ pháp luật can thiệp.

    Bài 7 (trang 44 sgk Giáo dục công dân 9): Khi lấy anh Phú, chị Hoà đang là giáo viên tiểu học. Lấy nhau một thời gian thì anh Phú được cử làm phụ trách trạm bơm nước của xã nên không có thời gian chăm lo công việc đồng áng. Anh nghe theo bố mẹ, bắt chị Hoà phải bỏ nghề dạy học để về làm ruộng. Chị Hoà không đồng ý thì anh Phú doạ sẽ li hôn với chị.

    Căn cứ vào quy định của pháp luật về hôn nhân, em hãy nêu nhận xét của mình về việc làm của anh Phú.

    Lời giải:

    Việc làm của anh Phú là sai, anh Phú đã vi phạm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân đó là: vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. Vợ, chồng phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm và nghề nghiệp của nhau.

    Bài 8 (trang 44 sgk Giáo dục công dân 9): Hiện nay, trong một số gia đình có tình trạng chồng ngược đãi, đánh đập hành hạ vợ. Trước tình trạng đó, nhiều người cho rằng đó là chuyện bình thường, là việc riêng của vợ chồng, gia đình người ta, không nên can thiệp.

    Em có tán thành quan niệm đó không ? Vì sao ?

    Lời giải:

    Em không tán thành với quan niệm đó, bởi vì vợ chồng phải có nghĩa vụ tôn trọng, thương yêu, giúp đỡ nhau. Hành động chồng ngược đãi, đánh đập, hành hạ vợ là trái với đạo đức, trái với pháp luật, bị xã hội lên án. Hành động “bạo lực gia đình” phải được chấm dứt trong một xã hội văn minh và mọi người sông có đạo đức, có văn hoá.

     

    Bài giải này có hữu ích với bạn không?

    Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

    Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 967

    Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

    --Chọn Bài--

    Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

    Tải xuống