Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 9 (Ngắn Gọn)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 9 – Bài 3: Dân chủ và kỷ luật giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

    Trả lời Gợi ý GDCD 9 Bài 3 trang 10:

    a) Hãy nêu những chi tiết thể hiện việc làm phát huy dân chủ và thiếu dân chủ trong hai câu chuyện trên.

    Trả lời:

    – Những việc làm thể hiện việc phát dân chủ của lớp 9A:

    + Cả lớp sôi nổi bàn bạc, thảo luận kế hoạch hoạt động của lớp.

    + Tất cả các thành viên đều tự nguyện và hăng hái tham gia vào các hoạt động chung của lớp.

    – Những việc làm thể hiện không phát huy dân chủ trong công ty:

    + Công nhân không được bàn bạc, góp ý kiến về vấn đề công việc của mình trong công ty với cấp trên.

    + Công nhân kiến nghị đòi cải thiện điều kiện lao động, cải thiện đời sông vật chất và tinh thần nhưng không được giám đốc chấp nhận.

    + Giám đốc tự quyết định mọi việc và không tôn trọng, lắng nghe ý kiến công nhân cũng như cải thiện điều kiện lao động cho mọi người.

    b) Hãy phân tích sự kết hợp biện pháp phát huy dân chủ và kỉ luật của lớp 9A.

    Trả lời:

    -Biện pháp dân chủ:

    + Mọi người cùng tham gia bàn bạc và đóng góp ý kiến trước cả tập thể.

    + Mọi người đều tự giác chấp hành và tham gia xây dựng tập thể lớp.

    – Biện pháp kỉ luật:

    + Các bạn đều cùng thống nhất phương pháp hành động cũng như tuân thủ quy định của lớp, trường.

    + Cùng nhắc nhở, đôn đốc nhau hoàn thành công việc và đạt kết quả tốt.

    c) Hãy nêu tác dụng của việc phát huy dân chủ và thực hiện kỉ luật của tập thể lớp 9A dưới sự chỉ đạo của thầy giáo chủ nhiệm.

    Trả lời:

    -Lớp 9A đã phát huy được tinh thần tập thể của lớp; mọi vấn đề đều được khắc phục, kế hoạch của lớp đã được thực hiện thành công. Mọi người đều vui vẻ, phấn khởi, biết sống có trách nhiệm và biết quan tâm, giúp đỡ nhau hơn.

    d) Việc làm của ông giám đốc ở câu chuyện 2 đã có tác hại như thế nào? Vì sao?

    Trả lời:

    -Việc làm của ông giám đốc đã làm cho công nhân bất bình, nhiều người bỏ việc nên kết quả sản xuất giảm sút và công ty bị thua lỗ nặng nề.

    -Bởi vì, việc làm của ông giám đốc thiếu minh bạch, công bằng và không biết nghĩ cho người khác cũng như quyền lợi chung.

    Bài 1 trang 11 Giáo dục công dân 9: Theo em, những việc làm nào sau đây có nội dung thể hiện tính dân chủ? Vì sao?

    a) Nhà trường tổ chức cho học sinh học tập nội quy của trường; học sinh được thảo luận và thống nhất thực hiện nội quy;

    b) Ông Bính – tổ trưởng tổ dân phố – quyết định mỗi gia đình nộp 5.000 đồng để làm quỹ thăm hỏi những gia đình gặp khó khăn;

    c) Nam đến trường dự sinh hoạt chi đoàn theo kế hoạch;

    d) Thầy chủ nhiệm giao cho Hùng điều khiển buổi sinh hoạt lớp cuối tuần, mọi người đã tích cực phát biểu ý kiến;

    đ) Trong một trận đấu bóng, các cầu thủ xô xát với nhau trên sân cỏ, không tuân theo quyết định của trọng tài.

    Trả lời:

    – Những hoạt động thể hiện dân chủ là:

    + (a) Học sinh được phát huy ý kiến cũng như xây dựng kỉ luật trong chính ngôi trường mình theo học; Kỉ luật do các bạn nếu ý kiến đóng góp và thống nhất thực hiện nên sẽ phát huy tốt hơn.

    + (c) Nam đã thực hiện tốt quyền tự do đóng góp ý kiến và quyền dân chủ của mình là sinh hoạt chi đoàn theo kế hoạch.

    + (d) Thầy chủ nhiệm đã tạo điều kiện cho Hùng phát huy vai trò trách nhiệm của người cán bộ lớp, để các bạn tự do đóng gớp ý kiến xây dựng lớp; mọi người ai cũng thể hiện quyền dân chủ của mình.

    Bài 2 trang 11 Giáo dục công dân 9:  Hãy kể lại một việc làm của em về thực hiện tốt dân chủ và tôn trọng kỉ luật của nhà trường.

    Trả lời:

    -Ví dụ: Lắng nghe ý kiến thầy cô và các bạn; tuân thủ nội quy của trường lớp. Trong các hoạt động tập thể tích cực phát biểu ý kiến…

    Bài 3 trang 11 Giáo dục công dân 9: Hãy phân tích và chứng minh nhận định “Dân chủ và kỉ luật là sức mạnh của một tập thể”.

    Trả lời:

    – Dân chủ giúp tất cả mọi người có quyền đóng góp ý kiến, xây dựng và phát triển tập thể vững mạnh.

    – Dân chủ tạo nên sự công bằng, minh bạch, rõ ràng và thống nhất giữa tất cả mọi người trong tập thể.

    – Kỉ luật tạo nên sự đoàn kết, thống nhất, đảm bảo dân chủ được thực hiện một cách tốt nhất.

    – Dân chủ và kỉ luật tạo nên sự thống nhất và đoàn kết, làm nên một tập thể vững mạnh.

    Bài 4 trang 11 Giáo dục công dân 9: Theo em, để thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật trong nhà trường, học sinh chúng ta cần phải làm gì?

    Trả lời:

    – Để thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật trong nhà trường, học sinh chúng ta cần phải:

         + Thực hiện tốt nội quy của nhà trường, của lớp đề ra.

         + Tham gia đóng góp xây dựng kế hoạch chung của lớp; có ý thức xây dựng tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh và kỉ luật.

         + Bản thân cần tích cực học tập, rèn luyện, có ý kiến nhận xét đánh giá tích cực và sáng suốt các vấn đề chung của lớp, trường.

         + Có tinh thần, trách nhiệm trong học tập và công việc, luôn có ý thức vì tập thể.

     

    Bài giải này có hữu ích với bạn không?

    Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

    Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1045

    Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

    --Chọn Bài--

    Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

    Tải xuống