Chương 3: Liên kết hóa học

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10 – Kết Nối Tri Thức: tại đây

Câu 1 trang 69 Hóa học 10:

A. Cl2, Br2, I2, HCl.                      

B. Na2O, KCl, BaCl2, Al2O3.

C. HCl, H2S, NaCl, N2O.              

D. MgO, H2SO4, H3PO4, HCl.

Lời giải:

Đáp án B

Các hợp chất ion thường được tạo bởi các kim loại điển hình (IA, IIA) với phi kim điển hình (O, VIIA).

⇒ Na2O, KCl, BaCl2, Al2O3 là các hợp chất ion.

Câu 2 trang 69 Hóa học 10:

A N2, CO2, Cl2, H2.                       

B. N2, Cl2, H2, HCl.

C. N2, Hl, Cl2, CH4.                      

D. Cl2, O2, N2, F2.

Lời giải:

Đáp án D

Liên kết cộng hóa trị không phân cực là loại liên kết trong các đơn chất.

Câu 3 trang 69 Hóa học 10:

Lời giải:

 

Công thức cấu tạo

Công thức Lewis

PH3

H2O

H – O – H

C2H6

– Các nguyên tử O, P, N đều tạo liên kết phân cực với H, trong đó nguyên tử O có độ âm điện lớn hơn cả nên liên kết O – H sẽ phân cực nhất.

⇒ Phân tử H2O có liên kết phân cực mạnh nhất.

Câu 4 trang 69 Hóa học 10:

Lời giải:

Trong phân tử CH4, hiệu độ âm điện của C và H: 2,55 – 2,2 = 0,35

⇒ Liên kết giữa C và H là liên kết cộng hóa trị không phân cực.

Trong phân tử CaCl2, hiệu độ âm điện của Ca và Cl: 3,16 – 1 = 2,16

⇒ Liên kết giữa Ca và Cl là liên kết ion.

Trong phân tử HBr, hiệu độ âm điện của H và Br: 2,96 – 2,2 = 0,76

⇒ Liên kết giữa H và Br là liên kết cộng hóa trị phân cực.

Trong phân tử NH3, hiệu độ âm điện của N và H: 3,04 – 2,2 = 0,84

⇒ Liên kết giữa N và H là liên kết cộng hóa trị phân cực.

Câu 5 trang 69 Hóa học 10:

a) Độ phân cực của các liên kết trong dãy các oxide trên thay đổi thế nào?

b) Dựa vào giá trị độ âm điện của các nguyên tố trong Bảng 6.2, cho biết loại liên kết (ion, cộng hoá trị phân cực, cộng hóa trị không phân cực) trong từng phân tử oxide.

Lời giải:

a)  Độ phân cực trong dãy oxide giảm dần theo chiều từ trái sang phải:

Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7

Do hiệu độ âm điện giảm dần.

b) Hiệu độ âm điện của nguyên tố kim loại với oxi là:

Na2O: |∆χNa – O| = 2,51 Liên kết giữa Na và O là liên kết ion.

MgO: |∆χMg – O| = 2,13 Liên kết giữa Mg và O là liên kết ion.

Al2O3: |∆χAl – O| = 1,83 Liên kết giữa Al và O là liên kết ion.

SiO2: |∆χSi – O| = 1,54 Liên kết giữa Si và O là liên kết cộng hóa trị có cực

P2O5: |∆χP – O| = 1,25 Liên kết giữa P và O là liên kết cộng hóa trị có cực

SO3: |∆χS – O| = 0,86 Liên kết giữa S và O là liên kết cộng hóa trị có cực

Cl2O7: |∆χCl – O| = 0,28 Liên kết giữa Cl và O là liên kết cộng hóa trị không cực

Câu 6 trang 69 Hóa học 10:

b) Vẽ sơ đồ biểu diễn liên kết hydrogen giữa các phân tử đó.

Lời giải:

a) Phân tử CH3OH và NH3 có thể tạo liên kết hydrogen vì trong phân tử chứa nguyên tử có độ âm điện lớn (O và N) có cặp electron chưa liên kết và nguyên tử H linh động (có một phần điện tích dương (δ+) đủ lớn để hút cặp electron chưa liên kết của các nguyên tử O, N).

b) Sơ đồ biểu diễn liên kết hydrogen:

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 933

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống