Chương 5: Dẫn xuất của Hiđrocacbon. Polime

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Giải Bài Tập Hóa Học 9 – Bài 51: Saccarozơ giúp HS giải bài tập, cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức và hình thành thói quen học tập làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động:

Bài 1: Khi pha nước giải khát có nước đá người ta có thể làm như sau:

a) Cho nước đá vào nước, cho đường, rồi khuấy.

b) Cho đường vào nước, khuấy tan, sau đó cho nước đá.

Lời giải:

Cách b là cách làm đúng vì khi chưa cho nước đá vào, đường sẽ dễ tan hơn do nhiệt độ của nước trong cốc chưa bị hạ xuống (Nhiệt độ càng cao càng dễ tan).

Bài 2: Hãy viết các phương trình hóa học trong sơ đồ chuyển hóa sau:

Saccarozơ → Glucozơ → Rượu etylic.

Lời giải:

Phương trình hóa học:

(1) C12H22O11 + H2O → C6H12O6 + C6H12O6

(2) C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2

Bài 3: Hãy giải thích tại sao khi để đoạn mía lâu ngày trong không khí ở đầu đoạn mía thường có mùi rượu etylic.

Lời giải:

Khi để đoạn mía lâu ngày trong không khí, đường saccarozơ có trong mía sẽ bị vi khuẩn và hơi nước có trong không khí lên men chuyển thành glucozơ, sau đó thành rượu etylic.

(1) C12H22O11 + H2O →C6H12O6 + C6H12O6

(2) C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2

Bài 4: Nêu phương pháp hóa học phân biệt ba dung dịch sau: glucozơ, rượu etylic, saccarozơ.

Lời giải:

Lấy mẫu thử cho từng chất và đánh số thứ tự:

– Cho các mẫu thử tác dụng với Ag2O trong dung dịch NH3.

   + Chất nào có phản ứng tráng bạc đó là glucozơ (có chất màu xám bám lên thành ống nghiệm)

PTHH: C6H12O6 + Ag2O C6H12O7 + 2Ag.

   + Còn lại là rượu etylic và saccarozơ.

– Cho hai mẫu thử còn lại tác dụng với Na.

   + Mẫu nào có xuất hiện khí bay lên đó là rượu etylic

PTHH: 2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2↑.

   + Chất còn lại là saccarozo.

Bài 5: Từ 1 tấn nước mía chứa 13% saccarozơ có thể thu được bao nhiêu kg saccarozơ? Cho biết hiệu suất thu hồi đường đạt 80%.

Lời giải:

Trong 1 tấn mía chứa 13% saccarozơ có: = 0,13 tấn saccarozơ.

Khối lương saccarozơ thu được: = 0,104 tấn hay 104 kg.

Bài 6: Khi đốt cháy một loại gluxit (thuộc một trong các chất sau: glucozơ, saccarozơ), người ta thu được khối lượng H2O và CO2 theo tỉ lệ 33: 88. Xác định công thức của gluxit trên.

Lời giải:

Qua công thức glucozơ: C6H12O6 và saccarozơ C12H22O11 ta nhận thấy nH = 2nO nên ta đặt công thức của gluxit là CnH2mOm.

Phản ứng đốt cháy:

CnH2mOm + nO2 → nCO2 + mH2O.

Thu được khối lượng H2O và CO2 theo tỉ lệ 33 : 88 ⇒ tỉ lệ số mol H2O và CO2 là:

⇒ Chọn n = 12, m = 11

Công thức phù hợp là C12H22O11.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1180

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống