Khoa học xã hội 7 tập 1

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

A. Hoạt động khởi động

(trang 93 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). Đọc thông tin quan sát hình ảnh, hãy:

– Nêu hiểu biết của em về sự kiện lịch sử được nhắc đến trong đoạn trích dưới đây?

– Trình bày hiểu biết của em về triều đại nhà Trần

Trả lời:

– Thành Đại La là thắng địa, xứng là kinh đô của đế vương muôn đời

    + Về lịch sử: Nơi Cao Vương đóng đô.

    + Về địa lí: Trung tâm trời đất có núi song, đất rộng mà bằng cao mà thoáng.

    + Về văn hóa, chính trị, kinh tế: Là mảnh đất thịnh vượng, đầu mối giao lưu.

=>Hội tụ đủ mọi mặt của đất nước, xứng đáng là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế.

– Triều đình là Lý suy yếu, xã hội rối loạn. nhà Lý phải dựa vào thế lực của nhà Trần để tồn tại, đó chính là cơ hội để nhà Trần buộc Lý Chiêu Hoàng (vua cuối cùng của nhà Lý) phải nhường ngôi cho Trần Cảnh ( tháng 12 năm Ất Dậu, đầu năm 1226) – nhà Trần thành lập.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu sự ra đời của nhà Lí

(trang 94 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). -Cho biết Lý Công Uẩn lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào. Tại sao Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La?

– Trình bày về tổ chức bộ máy chính quyền ở trung ương và địa phương dưới thời Lý. Nêu nhận xét.

Trả lời:

*Lý Công Uẩn lên ngôi trong hoàn cảnh:

– Lê Hoàn có nhiều con và ông đã trao ngôi cho con cả nhưng ít lâu sau con cả chết, sau đó ông ko truyền ngôi cho ai nữa và chết luôn.

– Các người con của ông tranh giành quyền lực, ngai vàng. Một người con thắng, lên ngôi vua được 3 ngày rồi bị Lê Long Đĩnh sát hại. Lê Long Đĩnh lên ngôi vua. Vua suốt ngày chỉ ăn chơi sa đọa, hoang dâm vô độ rồi bị bệnh chết ( do quá dâm ).

– Triều thần chán ghét Tiền Lê nên cho Lý Công Uẩn – là người cực có tài lên làm vua

*Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La vì:

– Tình hình đất nước thế kỉ XI đã vững mạnh, nền kinh tế phát triển.

– Kinh đô Hoa Lư ( Ninh Bình) xa và hẻo lánh. trong khi đó Đại La (Thăng Long) có nhiều ưu điểm hơn: Vị trí, địa thế thuận lợi, là trung tâm của đất nước, “xem khắp đất Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương. Đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời” (Chiếu dời đô – Đại Việt sử kí toàn thư)

*Tổ chức chính quyền trung ương và địa phương thời Lý :

– Sau khi Lý Thái Tổ lên ngôi đã ra Chiếu dời đô từ Hoa Lư về Đại La (1010) và đổi tên nước thành Đại Việt. Nhà Lý đã tổ chức lại chính quyền trung ương và địa phương :

– Ở trung ương : vua là người đứng đầu nhà nước, nắm giữ mọi quyền hành, theo chế độ cha truyền con nối. Giúp việc cho vua có các đại thần, quan văn, quan võ. Các chức vụ quan trọng này đều do nhà vua cử người thân cận nắm giữ.

– Ở địa phương: cả nước được chia thành 24 lộ, phủ do các tri phủ, tri châu đứng đầu; giao cho các con cháu nhà vua hoặc đại thần cai quản. Dưới lộ, phủ là huyện, hương, xã.

2. Tìm hiểu về pháp luật, quân đội, chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Lý

(trang 95 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). Đọc thông tin hãy:

– Nêu nét chính về pháp luật và quân đội thời Lý. Cho biết sự cần thiết và tác dụng của pháp luật

– Cho biết em hiểu thế nào về chính sách “ngụ binh ư nông” của nhà Lý

– Nêu chủ trương và việc làm của nhà Lí đối với tù trưởng dân tộc miền núi và các nước láng giềng. Tại sao nhà Lí lại đề ra chủ trương đó?

Trả lời:

a. Luật pháp:

– Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư.

– Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta.

=>Nhằm bảo vệ Vua và cung điện, bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

*Quân đội:

– Gồm cấm quân và quân địa phương:

    + Cấm quân: Tuyển chọn những thanh niên khỏe mạnh trọng cả nước. Bảo vệ vua và kinh thành.

    + Quân địa phương: Tuyển chọn trong số những thanh niên trai tráng ở các làng xã canh phòng ở các lộ phủ. Hàng năm, chia thành phiên thay nhau đi luyện tập và về quê sản xuất. Khi có chiến tranh sẽ tham gia chiến đấu.

– Quan hệ bình đẳng với các nước láng giềng.

– Thực hiện chính sách “ Ngụ binh ư nông”.

– Gả công chúa, ban chức tước cho tù trưởng. Trấn áp tù trưởng nổi loạn.

*Về đối ngoại: Quan hệ bình thường đối với Nhà Tống, dẹp tan các cuộc nổi loạn của Chăm Pa.

=> Pháp luật và quân đội là vô cùng cần thiết vì pháp luật giúp nhà nước quản lí trật tự xã hội đồng thời quân đội giúp bảo vệ nhà nước, dân tộc, đất nước, giữ gìn an ninh trật tự xã hội.

b. Ngự binh ư nông: cho một toán lính về nhà cày cấy, còn toán lính còn lại thì đi luyện tập võ nghệ, cứ luân phiên nhau như vậy.Còn khi có chuyện gấp thì cho gọi tất cả quân lính đều đi tham chiến.

c. Các chủ trương của nhà Lý

*Với tù trưởng là:

– Gả công chúa.

– Ban chức tước cho các tù trưởng dân tộc miền núi.

– Kiên quyết trấn áp những người muốn dời khỏi Đại Việt.

*Với các nước láng giềng:

– Giữ quan hệ bình đẳng.

– Tạo điều kiện cha nhân dân ở hai biên giới qua lại buôn bán.

– Dẹp tan cuộc tấn công của Cham-pa do nhà tống xúi giục.

– Đặt quan hê Đại Việt – Cham-pa trở lại bình thường.

*Nhà Lý ra chủ trương đó vì nhà Lý kiên quyết tăng cường khối đoàn kết dân tộc và bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước.

3. Nhà Trần đã được thành lập như thế nào?

(trang 96 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). Đọc thông tin hãy:

– Cho biết nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh nào

– Trình bày và nêu nhận xét về bộ máy nhà nước được thành lập trong hoàn cảnh nào?

– Trình bày và nêu nhận xét về bộ máy nhà nước thời Trần so với thời Lí

Trả lời:

*Hoàn cảnh nhà Trần thành lập:

– Cuối thế kỉ XII nhà Lý suy yếu

– Quan lại ăn chơi sa đọa, không chăm lo đến đời sống nhân dân.

– Hạn hán, lũ lụt xảy ra liên miên, nhân dân khổ cực, các thế lực phong kiến nổi dậy quấy phá.

=>Đầu năm 1226 Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh -> nhà Trần thành lập.

*Bộ máy nhà nước:

– Tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền được phân hóa làm ba cấp.

– Triều đình: đứng đầu là vua (cạnh vua có Thái Thượng Hoàng) giúp việc cho vua có các quan.

– Các đơn vị hành chính trung gian: lộ, phủ, huyện (Châu).

– Cấp hành chính cơ sở: xã

– Đặt thêm một số chức quan: Quốc sử viện, thái y viện, khuyến nông sứ, hà đê sứ, đồn điền sứ…

*So với thời Lí:

Giống nhau Khác nhau
– Nhà nước được tổ chức theo chế độ quân chủ tập quyền (mọi quyền hành nằm trong tay vua).
– Giúp việc cho vua có các quan đại thần, quan văn, quan võ.
– Thời Trần:
    + Thực hiện chế độ Thái Thượng Hoàng.
    + Đặt thêm một số cơ quan như: Quốc sử viện, Thái y viện, Tôn nhân phủ.
    + Cả nước chia thành 12 lộ.
– Thời Lý không có các cơ quan đó.

4. Tìm hiểu về pháp luật và quân đội thời Trần.

(trang 96-97 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). Đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh hãy:

– Nêu những nét chính về pháp luật quân đội thời Trần. Pháp Luật dưới thời nhà Trần có điểm mới gì so với thời Lí?

– Trình bày nét nổi bật của quân đội thời Trần

Trả lời:

*Pháp luật :

– Nhà Trần ban hành bộ luật mới mang tên ” Quốc triều đình luật ”

– Hình luật cũng như nhà Lý nhưng được bổ sung thêm luật ” xác nhận và bảo vệ tu hữu tài sản”

– Quy định cụ thể việc mua bán ruộng đất.

– Nhà Trần đặt cơ quan Thẩm hình viện để xét xử kiện cáo.

*Quân đội:

– Cấm quân( bảo vệ kinh thành, nhà vua và triều đình)

– Quân ở các lộ – Ở các làng xã thì có hương binh

– Quân đội nhà Trần thực hiện theo chính sách ” ngụ binh ư nông” và thực hiện theo chủ trương ” quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông”

– Quân lính được học tập binh pháp và rèn luyện võ nghệ

=> Pháp luật nhà Trần đầy đủ hơn nhà Lí:

– Với bộ luật nhà Lý : chỉ có vua, quan, công chúa và hoàng tử mới được sở hữu ruộng đất

– Với bộ luật nhà Trần : nhân dân được quyền sở hữu và buôn bán ruộng đất

*Nét nổi bật của quân đội nhà Trần :

Bố trí tướng giỏi , quân đông ở những vùng hiểm yếu , nhất là biên giới phía Bắc

5. Tìm hiểu sự thành lập nhà Hồ và những cải cách về chính trị, quân sự của Hồ Qúy Ly.

(trang 97 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). Đọc thông tin hãy kết hợp quan sát hình ảnh, hãy:

– Cho biết nhà Hồ dược thành lập trong hoàn cảnh nào.

– Nêu những biện pháp cải cách về chính trị, quân sự của Hồ Qúy Ly

– Chỉ ra những điểm tiến bộ của cải cách Hồ Qúy Ly

Trả lời:

*Hoàn cảnh:

– Nhà Trần suy sụp, không còn khả năng tiếp tục cai trị.

– Xã hội khủng hoảng sâu sắc, trong khi đó yêu cầu cải cách, khôi phục chính quyền trung ương ngày càng cao, nhất là nguy cơ ngoại xâm đang đe dọa nền độc lập của dân tộc.

*Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly ở mặt:

– Chính trị:

    + Thay thế các võ quan, tôn thất nhà Trần bằng những người họ khác thân cận với Hồ Quý Ly

    + Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn, quy định cách làm việc của bộ máy chính quyền.

– Quân sự:

    + Thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.

*Mặt tiến bộ của bộ cải cách của Hồ Qúy Ly:

    + góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực vủa nhà nước quân chủ Trung ương tập quyền.

    + Cải cách văn hóa, giáo dục, quân sự có nhiều tiến bộ, góp phần làm ổn định tình hình đất nước.

C. Hoạt động luyện tập

1. (trang 98 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý, Trần

Trả lời:

    + Bộ máy nhà nước thời Lý

    + Bộ máy nhà nước thời Trần

2. (trang 98 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). Lập bảng theo yêu cầu sau và điền nội dung phù hợp về những cải cải cách của Hồ Qúy Ly

Lĩnh vực Nội dung cải cách
Chính trị
Quân sự

Trả lời:

Lĩnh vực Nội dung cải cách
Chính trị Cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần nhưng có tài năng và cân thận với mình.
Cho đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.
Đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng hay giáng chức
Quân sự Để đề phòng giặc ngoại xâm, Hồ Quý Ly đã thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng

D. Hoạt động vận dụng

1. (trang 98 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). Từ Thăng Long, khi Lí Công Uẩn định đô, đến Hà nội ngày nay đã có sự phát triển như thế nào?

Trả lời:

– Từ Thăng Long, khi Lí Công Uẩn định đô, đến Hà nội ngày nay đã có sự phát triển vượt trội, trở thành thành phố lớn của nước ta.

– Trong 20 năm đổi mới, Thủ đô Hà Nội đã cùng cả nước vươn lên, bước những bước dài trong tiến trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, làm thay đổi bộ mặt Thủ đô theo hướng văn minh, hiện đại, nhưng vẫn giữ được truyền thống và phong cách Hà Nội.

2. (trang 99 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). Chủ trương và việc làm của nhà Lý đối với các tù trưởng dân tộc miền núi để lại bài học lịch sử gì đối với nước ta ngày nay?

Trả lời:

  Chủ trương và việc làm của nhà Lý đối với các tù trưởng dân tộc miền núi để lại bài học : kiên quyết tăng cường khối đoàn kết dân tộc và bảo vệ đọc lập chủ quyền đất nước

3. (trang 99 Khoa học xã hội 7 Tập 1 VNEN). Những chủ trương của nhà Lý đối với các nước láng giềng để lại bài học gì đối với công cộc bảo vệ chủ quyển biên giới biển và hải đảo hiện nay?

Trả lời:

– Những chủ trương của nhà Lý đối với các nước láng giềng để lại bài học vai trò to lớn của công cuộc bảo vệ, ổn định biên giới, tạo nền hòa bình cho dân tộc với các nước láng giềng.

– Đồng thời củng cố khối đại đoàn kết của các nước tạo điều kiện cho nhân dân mở rộng buôn bán, xuất và nhập khẩu hàng hóa.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1111

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống