Chương V: Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật từ năm 1945 đến nay

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Giải Bài Tập Lịch Sử 9 Bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ năm 1945 đến nay giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:

    Trả lời câu hỏi Lịch Sử 9 Bài 13 trang 53: Em hãy nêu những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay.

    Trả lời:

    – Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống và có ảnh hưởng to lớn tới tiến trình phát triển của thế giới. Tuy nhiên do còn tồn tại nhiều hạn chế nên chế độ xã hội chủ nghĩa nhanh chóng sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu.

    – Phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ La-tinh phát triển mạnh mẽ và đã giành được thắng lợi. Ngày nay, các nước Á, Phi, Mĩ Latinh bước vào công cuộc xây dựng đất nước và đạt được nhiều thành tựu những vẫn còn nhiều khó khăn.

    – Các nước tư bản chủ nghĩa có sự phát triển nhanh chóng về kinh tế. Mĩ vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, ráo riết theo đuổi mưu đồ làm bá chủ thế giới. Xu thế liên kết kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ trong các nước tư bản, tiêu biểu là sự ra đời của Cộng đồng châu Âu. Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản trở thành ba trung tâm kinh tế thế giới.

    – Trật tự thế giới hai cực Ianta được xác lập do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu. Thế giới chia thành hai phe đối đầu căng thẳng với đỉnh cao là cuộc “Chiến tranh lạnh”. Khi “Chiến tranh lạnh” chấm dứt (1989) xu thế hoà hoãn và đối thoại trở thành xu thế chính trong quan hệ quốc tế.

    – Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai diễn ra và đã đạt được những thành tựu vượt bậc, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của văn minh nhân loại.

    Bài 1 trang 54 Lịch Sử 9: Tại sao nói: “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc”?

    Trả lời:

    – Thời cơ:

    + Các nước có điều kiện hòa bình, ổn định để tập chung phát triển kinh tế.

    + Giao lưu hợp tác giúp các nước có điều kiện để hội nhập vào nền kinh tế của thế giới và khu vực, rút ngắn khoảng cách giữa các nước, áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất.

    – Thách thức:

    + Nếu không chớp thời cơ để phát triển sẽ tụt hậu, hội nhập sẽ hòa tan.

    + Các nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp về kinh tế, văn hóa, nhân lực còn nhiều hạn chế với sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới. Nếu không nắm bắt thời cơ thì sẽ bị tụt hậu so với các dân tộc khác.

    + Nếu nắm bắt thời cơ nhưng không có đường lối chính sách đúng đắn phù hợp sẽ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.

     

    Bài giải này có hữu ích với bạn không?

    Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

    Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 997

    Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

    --Chọn Bài--

    Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

    Tải xuống