Phần 2: Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền đồng bằng

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 4: tại đây

Giải Bài Tập Lịch Sử 4 Bài 13-14: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:

    Trả lời câu hỏi Địa Lí 4 Bài 13-14 trang 103: Quan sát hình dưới đây, em hãy kể các công việc phải làm trong việc sản xuất lúa gạo.

    Trả lời:

    Để có những hạt gạo ngon, người nông dân phải làm rất nhiều công đoạn: làm đất, gieo mạ, nhổ mạ, cấy lúa, chăm sóc lúa, gặt lúa, tuốt lúa, phơi thóc.

    Trả lời câu hỏi Địa Lí 4 Bài 13-14 trang 105: Quan sát vào bảng số liệu dưới đây, em hãy cho biết Hà Nội có mấy tháng nhiệt độ trung bình dưới 20ºC? Đó là những tháng nào?

    Trả lời:

    Hà Nội có 3 tháng nhiệt độ trung bình dưới 20ºC. Đó là những tháng: 12, 1, 2.

    Trả lời câu hỏi Địa Lí 4 Bài 13-14 trang 105: Kể tên các loại rau xứ lạnh được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ.

    Trả lời:

    Loại rau xứ lạnh được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ: su hào, bắp cải, súp lơ, xà lách, cà chua,…

    Trả lời câu hỏi Địa Lí 4 Bài 13-14 trang 106: Hãy kể tên các làng nghề và sản phẩm thủ công nổi tiếng của người dân đồng bằng Bắc Bộ mà em biết.

    Trả lời:

    Một số làng nghề và sản phẩm thủ công:

    + Làng gốm Bát Tràng nổi tiếng với đồ gốm.

    + Làng tranh Đông Hồ nổi tiếng với tranh dân gian.

    + Làng Vạn Phúc Hà Đông nổi tiếng với sản phẩm lụa.

    + Làng Đồng Kị Bắc Ninh nổi tiếng với nghề đúc đồng.

    Trả lời câu hỏi Địa Lí 4 Bài 13-14 trang 106: Quan sát hình bên, em hãy nêu thứ tự các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm.

    Trả lời:

    Thứ tự các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm: Nhào đất vào tạo dáng cho gốm, phơi gốm,vẽ hoa văn, tráng men, nung gốm, trưng bày các sản phẩm gốm đã hoàn thiện.

    Trả lời câu hỏi Địa Lí 4 Bài 13-14 trang 108: Quan sát hình trên em hãy miêu tả cảnh chợ phiên.

    Trả lời:

    Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ là nơi diễn ra các hoạt động buôn bán tấp nập. Hàng hóa ở chở phiên phần lớn là những sản phẩm sản xuất tại địa phương và một số mặt hàng đưa từ nơi khác đến phụ vụ nhu cầu cảu người dân. Nhìn vào các mặt hàng ở chợ phiên, ta có thể biết được người dân địa phương sống chủ yếu bằng nghề gì.

    Câu 1 trang 105 Địa Lí 4: Kể tên một số cây trồng, vật nuôi chính ở đồng bằng Bắc Bộ.

    Trả lời:

    Cây trồng vật nuôi chính ở đồng bằng Bắc Bộ:

    + Cây trồng: lúa nước, ngô, khoai, cây ăn quả, các cây rau xứ lạnh, …

    + Vật nuôi: lợn, gia cầm, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản…

    Câu 2 trang 105 Địa Lí 4: Vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ?

    Trả lời:

    Lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ:

    + Có đất phù sa màu mỡ.

    + Nguồn nước dồi dào.

    Người dân có nhiều kinh nghiệm trong trồng và chăn sóc lúa.

    Câu 3 trang 105 Địa Lí 4: Em hãy nêu thứ tự các công việc trong quá trình sản xuất lúa gạo của người dân đồng bằng Bắc Bộ.

    Trả lời:

    Thứ tự các công việc trong quá trình sản xuất lúa gạo của người dân đồng bằng Bắc Bộ: làm đất, gieo mạ, nhổ mạ, cấy lúa, chăm sóc lúa, gặt lúa, tuốt lúa, phơi thóc.

    Câu 1 trang 109 Địa Lí 4: Kể tên một số nghề thủ công của người dân đồng bằng Bắc Bộ.

    Trả lời:

    Một số nghề thủ công của người dân đồng bằng Bắc Bộ: gốm Bát Tràng, tranh Đông Hồ, lụa Vạn Phúc Hà Đông , Đcs đồng ở Đồng Kị Bắc Ninh, …

    Câu 2 trang 109 Địa Lí 4: Em hãy kể tên các bước làm ra một sản phẩm gốm.

    Trả lời:

    Thứ tự các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm: Nhào đất vào tạo dáng cho gốm, phơi gốm,vẽ hoa văn, tráng men, nung gốm, trưng bày các sản phẩm gốm đã hoàn thiện.

    Câu 3 trang 109 Địa Lí 4: Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì?

    Trả lời:

    Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ là nơi diễn ra các hoạt động buôn bán tấp nập. Hàng hóa ở chở phiên phần lớn là những sản phẩm sản xuất tại địa phương và một số mặt hàng đưa từ nơi khác đến phụ vụ nhu cầu cảu người dân. Nhìn vào các mặt hàng ở chợ phiên, ta có thể biết được người dân địa phương sống chủ yếu bằng nghề gì. Chợ phiên của các địa phương gần nhau thường không trùng nhau, nhằm thu hút được nhiều người dân đến chợ mua bán.

     

    Bài giải này có hữu ích với bạn không?

    Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

    Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 939

    Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

    --Chọn Bài--

    Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

    Tải xuống