Chương 2: Bản vẽ kĩ thuật

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Giải sách bài tập công nghệ 8 – Bài 13: Bản vẽ lắp giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

    Bài 13.1 trang 19 SBT Công nghệ 8: Bản vẽ lắp gồm những nội dung nào? Bản vẽ lắp dùng để làm gì?

    Lời giải:

    Bản vẽ lắp gồm những nội dung sau:

    1) Hình biểu diễn thể hiện hình dạng và kết cấu của bộ phận lắp(sản phẩm).

    2) Kích thước chung và kích thước lắp của các chi tiết của bộ phận lắp(sản phẩm).

    3) Bảng kê ghi tên gọi các chi tiết, số lượng chi tiết và vật liệu của chi tiết…

    4) Khung tên ghi tên của bộ phận lắp (sản phẩm), tỉ lệ, kí hiệu bản vẽ và cơ sở thiết kế (sản xuất).

    Bản vẽ lắp là tài liệu kĩ thuật chủ yếu dùng trong thiết kế, lắp ráp và sử dụng sản phẩm.

    Bài 13.1 trang 19 SBT Công nghệ 8: Bản vẽ lắp gồm những nội dung nào? Bản vẽ lắp dùng để làm gì?

    Lời giải:

    Bản vẽ lắp gồm những nội dung sau:

    1) Hình biểu diễn thể hiện hình dạng và kết cấu của bộ phận lắp(sản phẩm).

    2) Kích thước chung và kích thước lắp của các chi tiết của bộ phận lắp(sản phẩm).

    3) Bảng kê ghi tên gọi các chi tiết, số lượng chi tiết và vật liệu của chi tiết…

    4) Khung tên ghi tên của bộ phận lắp (sản phẩm), tỉ lệ, kí hiệu bản vẽ và cơ sở thiết kế (sản xuất).

    Bản vẽ lắp là tài liệu kĩ thuật chủ yếu dùng trong thiết kế, lắp ráp và sử dụng sản phẩm.

    Bài 13.2 trang 19 SBT Công nghệ 8: Mục đích đọc bản vẽ lắp là gì?

    Lời giải:

    Mục đích đọc bản vẽ lắp là để hiểu tường tận các nội dung của bản vẽ lắp, hình dung được hình dạng, kết cấu của sản phẩm, vị trí tương quan giữa các chi tiết của sản phẩm để tiến hành công việc lắp ráp hay sử dụng sản phẩm.

    Bài 13.2 trang 19 SBT Công nghệ 8: Mục đích đọc bản vẽ lắp là gì?

    Lời giải:

    Mục đích đọc bản vẽ lắp là để hiểu tường tận các nội dung của bản vẽ lắp, hình dung được hình dạng, kết cấu của sản phẩm, vị trí tương quan giữa các chi tiết của sản phẩm để tiến hành công việc lắp ráp hay sử dụng sản phẩm.

    Bài 14.1 trang 19 SBT Công nghệ 8:

    Đọc bản vẽ lắp bộ ròng rọc (hình 14.1) và xem hình 14.2 để trả lời các câu hỏi sau:

    Hình cắt ở hình chiếu đứng là hình chiếu gì? Chúng thể hiện bộ phận nào của chi tiết nào?

    Các đường tròn ở hình chiếu cạnh thể hiện bộ phận nào của chi tiết nào?

    Kích thước Ø75 và Ø60 là kích thước của chi tiết nào?

    Bộ ròng rọc dùng để làm gì? Hoạt động như thế nào?

    Lời giải:

    Hình cắt ở hình chiếu đứng là hai hình cắt riêng phần. Hình cắt riêng phần ở trên thể hiện móc treo(3) lắp ghép với giá(4). Hình cắt ở bên phải bánh ròng rọc(1) thể hiện trục(2) lắp ghép với bánh ròng rọc và móc treo(4).

    Đường tròn Ø75 là đường tròn lớn của bánh ròng rọc(1).

    -Đường tròn khuất Ø60 là đường tròn của đáy rãnh ròng rọc.

    -Hai đường tròn tiếp theo là hai đường tròn của gờ ròng rọc.

    -Đường tròn nhỏ ở giữa là đường tròn đầu tán của trục(2) và đường tròn khuất ở trong cùng là đường tròn của thân trục(2).

    c) Ø75 là đường kích của ròng rọc và Ø60 là đường kính của đáy rãnh ròng rọc.

    d) Bộ ròng rọc dùng để nâng kéo tải trọng (vật nặng) từ vị trí thấp lên vị trí cao hơn.

    Để nâng vật nặng bằng bộ ròng rọc, người ta móc một đầu dây vào vật nặng, rồi luồn dây qua rãnh của ròng rọc. Bộ ròng rọc được đặt trên cao ở vị trí thích hợp; Khi kéo, dây chuyển động quanh rãnh ròng rọc, còn ròng rọc quay quanh trục(2) và vật nặng được nâng lên.

    Bài 16.1 trang 20 SBT Công nghệ 8: Đọc bản vẽ nhà ở (hình 16.1) và trả lời câu hỏi sau:

    a) Mặt đứng B thể hiện mặt nào của ngôi nhà?

    b) Cách bố trí các phòng của ngôi nhà được thể hiện ở hình biểu diễn nào trên bản vẽ?

    c) Mặt cắt A – A có vị trí như thế nào ở trên bản vẽ? Mặt cắt A – A song song với mặt phẳng hình chiếu nào và đi qua bộ phận nào của ngôi nhà?

    d) Ba chiều lớn nhất của ngôi nhà gồm có kích thước nào?

    Lời giải:

    a) Mặt đứng B thể hiện mặt trước của ngôi nhà theo hướng mũi tên B.

    b) Cách bố trí các phòng của ngôi nhà được thể hiện ở mặt bằng của ngôi nhà.

    c) Mặt cắt A – A được đặt ở vị trí hình chiếu đứng của bản vẽ. Mặt cắt song song với mặt phẳng hình chiếu đứng và đi qua mặt trước của bếp ở bên trái ngôi nhà, qua phòng sinh hoạt chung rồi qua bậc thềm ở bên phải.

    d) Kích thước chiều dài (chiều sâu) là 10200mm (10,2 mét), chiều rộng 6000mm(6 mét), chiều cao 5900mm(5,9 mét).

     

    Bài giải này có hữu ích với bạn không?

    Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

    Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1084

    Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

    --Chọn Bài--

    Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

    Tải xuống