Giải Sách Bài Tập Địa Lí Lớp 9

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Giải Sách Bài Tập Địa Lí 9 – Bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

Bài 1 trang 26 SBT Địa Lí 9: Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng

a) Tỉnh có sản lượng thủy sản khai thác lớn nhất nước ta là

A. Bình Thuận C. Cần Thơ
B. Kiên Giang D. Ninh Thuận

b) Trong các nhân tố sau, nhân tố nào có tác động tích cực nhất đế sự phát triển ngành thủy sản của nước ta?

A. Những đổi mới về chính sách của Nhà nước.
B. Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị tốt hơn.
C. Phát triển dịch vụ thủy sản và mở rông chế biến thủy sản.
D. Nhu cầu về mặt hàng thủy sản tăng nhiều trong những năm gần đây.

c) Tỉnh dẫn đầu cả nước về sản lượng nuôi trồng thủy sản là:

A. Quảng Ninh C. Cà Mau
B. Bình Thuận D. Bà Rịa Vũng Tàu.

d) Hiện nay, nghề nuôi tôm phát triển mạnh nhất:

A. Đồng bằng sông Cửu Long C. Đông Nam Bộ
B. Duyên hải Nam Trung Bộ D. Đồng bằng sông Hồng

Lời giải:

a) Chọn đáp án B

b) Chọn đáp án A

c) Chọn đáp án C

d) Chọn đáp án A

Bài 2 trang 26 SBT Địa Lí 9: Hoàn thành bảng

Lời giải:

Các loại rừng Vai trò

– Rừng sản xuất

– Rừng phòng hộ

– Rừng đặc dụng

– Cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ và cho xuất khẩu. Việc trồng rừng nguyên liệu giấy đem lại việc làm và thu nhập cho người dân.

– Rừng phòng hộ là khu rừng đầu nguồn các con sông, các cánh rừng chắn cát bay dọc ven biển miền Trung, dải rừng ngập mặn ven biển có tác dụng phòng chống thiên tai như lũ lụt, cat bay cat lấn…

– Là các khu dự trữ và các vườn quốc gia, có tác dụng bảo vệ nguồn ghen, các động vậy quý hiếm…

Bài 3 trang 27 SBT Địa Lí 9: Việc trồng rừng đem lại lợi ích gì? Tại sao chúng ta vừa khai khác lại vừa bảo vệ rừng.

Lời giải:

– Lợi ích của việc trồng rừng:

+ Kinh tế: Cung cấp gỗ, củi; cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp; cho dược liệu…

+ Xã hội: Tạo việc làm đem lại thu nhập cho bà con miền núi

+ Môi trường: Góp phần phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường (chống lũ, bảo vệ đất chống xói mòn, bảo vệ bờ biển, chống cát bay…); Bảo tồn nguồn gen, các hệ sinh thái tự nhiên, Điều hòa môi trường.

– Chúng ta vừa khai thác, vừa bào vệ rừng để: trách cạnh kiệt rừng, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường (chống lũ, bảo vệ đất chống xói mòn, bảo vệ bờ biển, chống cát bay…); Bảo tồn nguồn gen, các hệ sinh thái tự nhiên.

Bài 4 trang 27 SBT Địa Lí 9: Cho bảng 9:

Bảng 9. SẢN LƯỢNG THỦY SẢN Ở NƯỚC TA, NĂM 1990 VÀ 2010

(Đơn vị : nghìn tấn)

Năm
Sản lượng thủy sản
Tổng số Khai sản Nuôi trồng
1990 890,6 728,5 162,1
2010 5142,7 2414,4 2728,3

a) Hãy vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng ở nước ta năm 1990 và năm 2010.

b) Nhận xét

Lời giải:

Biểu đồ thể hiện sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng ở nước ta năm 1990 và năm 2010.

b)

Từ năm 1990 đến năm 2010 sản lượng thủy sản tăng mạnh từ 890,6 nghìn tấn lên 5142,7 nghìn tấn. trong đó:

+ Thủy sản khai thác tăng từ 728,5 nghìn tấn lên 2414,4 nghìn tấn tăng gấp

+ Thủy sản nuôi trồng tăng từ 162,1 nghìn tấn lên 2728,3 nghìn tấn tăng gấp

Như vậy, ngành thủy sản của nước ta ngày càng phát triển mạnh, tăng cả sản lượng khai thác và nuôi trồng.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1112

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống