Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 6

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 6 – Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Câu 1 trang 54 SBT GDCD 6: Việc học tập có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với bản thân, gia đình, xã hội?

Lời giải:

Việc học quyết định tương lai của mỗi người chúng ta, giúp khẳng định vị trí của bản thân trong xã hội sau này. Việc học còn giúp chúng ta thực hiện được những ước mơ hoài bão của mình. Giúp làm giàu cho xã hội và gia đình.

Câu 2 trang 54 SBT GDCD 6: Hãy nêu nội dung cơ bản của quyền và nghĩa vụ học tập của công dân theo quy định của pháp luật.

Lời giải:

   – Mọi công dân đều có quyền học không hạn chế, từ Tiểu học đến Trung học, đại học và sau đại học

   – Có thể học bất cứ ngành, nghề nào phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình

   – Có quyền học thường xuyên học suốt đời

   – Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập

Câu 3 trang 54 SBT GDCD 6: Gia đình có trách nhiệm như thế nào đối với việc học tập của con em? Nhà nước có vai trò như thế nào trong việc bảo đảm công bằng xã hội về giáo dục?

Lời giải:

   – Gia đình có trách nhiệm tạo ra các điều kiên vật chất và tinh thần để con em mình có cơ hội được học tập không hạn chế.

   – Nhà nước có vai trò đảm bảo có hệ thống giáo dục công bằng, có chính sách, khuyến khích trẻ em gặp khó khăn có cơ hội được đến trường…

Câu 4, 5, 6 trang 55 SBT GDCD 6:

Câu 4. Theo em, câu tục ngữ nào dưới đây nói về ý nghĩa của việc học tập ?

A. Đói cho sạch, rách cho thơm

B. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn

C. Có công mài sắt, có ngày nên kim

D. Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy.

Câu 5. Những hành vi dưới đây là đúng hay sai đối với việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập ?

Hành vi Đúng Sai
A. Chỉ học ở trên lớp, thời gian còn lại vui chơi thoải mái.
B. Kiến nghị với nhà trường về các biện pháp để việc học tập của học sinh được tốt hơn.
C. Chỉ học ở trường và tự học ở nhà, không chịu đi học thêm.
D. Chỉ chăm chú vào học tập, không tham gia các hoạt động khác của trường.
E. Tìm tòi, suy nghĩ để tìm ra cách học tốt nhất.

Câu 6. Hãy nối mỗi cụm từ ở cột I sao cho tương ứng với cách học ở cột II

I II
A. Chỉ khi cô giáo dặn kiểm tra thì mới học bài ở nhà. 1. Học vẹt
B. Chỉ chăm chú học một số môn mà mình thích, các môn khác thì học qua loa. 2. Lí thuyết suông
C. Chỉ học thuộc bài, không cần hiểu vì đã có sách giải để chép. 3. Học đối phó
D. Chỉ học trong sách vở, không biết liên hệ thực tế và thực hành. 4. Học lệch

Lời giải:

Câu 4 5 6
Đáp án B

Tích các ô có hành vi đúng: B, E.

Tích các ô có hành vi sai: A, C, D.

A – 3, B – 4, C – 1, D – 2

Câu 7 trang 56 SBT GDCD 6: Em hiểu thế nào vể các cách học sau : học đối phó, học tủ, học lệch, học vẹt, lí thuyết suông ? Hãy thảo luận với các bạn về tác hại của các cách học ấy, liên hệ xem ở lớp có hiện tượng đó không và tìm biện pháp khắc phục.

Lời giải:

– Các cách học trên là học chống đối, vì điểm chứ không vì bản thân, thiếu kiến thức thực tiễn.

– Học sinh học qua loa, đối phó sẽ mất dần kiến thức căn bản, không đạt kết quả trong học tập, dẫn đến tâm lí chán nản, mặc cảm, dễ đi đến bỏ học.

Câu 8 trang 56 SBT GDCD 6: Nhiều trẻ em ở bản Nhắng dưới chân dãy Hoàng Liên Sơn đã 10 – 12 tuổi mà vẫn chưa biết chữ. Huyện đã cử cô giáo người Tày về bản. Cô đến từng nhà ghi tên các em, động viên cha mẹ cho con đi học. Mọi người trong bản đều tích cực hưởng ứng. Riêng gia đình ông An đã không tham gia xây dựng lớp, lại còn bắt con đi nương, đi kiếm củi suốt ngày, không cho con đi học. Mọi người góp ý thì ông nói : “Cho con đi học hay không, đó là quyền của tôi”.

Việc ông An không cho con đi học và cho rằng đó là quyền của ông có đúng không ? Vì sao?

Lời giải:

Việc ông An không cho con đi học và cho rằng quyền của ông là sai. Bởi vì, mọi công dân đêu có quyền học tập, quyền đó là của con ông An, chứ ông An không có quyền quyết định thay con.

Câu 9 trang 56 SBT GDCD 6: Tùng là một học sinh ngoan, chăm học, chăm làm, được thầy yêu bạn mến. Đang học lớp 6 thì tai họa ập xuống gia đình bạn: Mẹ Tùng mất vì căn bệnh ung thư. Bố Tùng cũng đau ốm luôn, nhà đã nghòe lại còn nghèo thêm. Sau Tùng còn có 2 em nhỏ nữa.

Theo em, Tùng nên làm gì trong hoàn cảnh này?

A. Nghỉ học, ở nhà lao động giúp bố nuôi các em.

B. Ban ngày làm việc giúp bố, ban đêm đi học ở Trung tâm học tập cộng đồng.

C. Nghỉ học ở trường nhưng vẫn tự học ở nhà.

D. Nghỉ học ở trường và nhờ các bạn đến giảng bài.

Lời giải:

Cả 4 phương án trên đều có phần hợp lí. Học sinh kết luận phương án khả thi và hợp lí nhất mà em cho là đúng.

Câu 10 trang 56 SBT GDCD 6: Em hiểu thế nào về câu tục ngữ : “Học thầy không tày học bạn”? Hãy trao đổi với các bạn và người lớn để hiểu rõ lời khuyên của người xưa về việc học.

Lời giải:

Câu tục ngữ, ý chỉ kiến thức là vô tận nên không chỉ học ở thầy, mà ở bạn, ở em hay bất kì ai mình cũng có thể học từ họ.

Câu 11 trang 56 SBT GDCD 6: Em hãy liên hệ bản thân xem đã thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập như thế nào?

Lời giải:

Em đã thực hiện quyền học tập: được đi học từ mầm non đến THCS và các cấp sau nữa.

Được trang bị đầy đủ vật chất, tinh thần cho việc học tập.

Em đã thực hiện nghĩa vụ học tập: Đi học đầy đủ, đúng giờ, rèn luyện tu dưỡng đạo đức…

Câu 12 trang 56 SBT GDCD 6: Các em hãy bàn cách giúp đỡ nhau trong học tập, nhất là đối với các bạn học còn yếu, các bạn có hoàn cảnh khó khăn để cùng học tập tốt.

Lời giải:

   Học sinh tự liên hệ về điểm mạnh, điểm yếu trong học tập của mình, của bạn để lên kế hoạch cùng giúp nhau học tập và giúp các bạn có điều kiện khó khăn.

   VD: Quyên góp sách cũ, giúp các bạn nhỏ tập viết, tập đọc, cùng nhau mở lớp học nhóm…

Trả lời câu hỏi trang 58 SBT GDCD 6:

1/ Hoàn cảnh gia đình của Thảo như thế nào ? 2/ Vì sao Thảo học giỏi và là tấm gương cho các học sinh khác noi theo ?

Lời giải:

   1/ Năm em 4 tuổi, căn bệnh ung thư máu nghiệt ngã cướp đi người cha thân yêu của Thảo, gánh nặng gia đình đè lên đôi vai người mẹ quanh năm lam lũ.

   2/ Thảo có nghị lực sống phi thường, biết vượt qua hoàn cảnh khó khăn.Vượt qua hoàn cảnh gia đình, em luôn đạt thành tích cao trong học tập, 7 năm liền là Học sinh Giỏi.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1151

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống