Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 6

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 6 – Bài 6: Biết ơn giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Câu 1 trang 20 SBT GDCD 6: Em hiểu thế nào là biết ơn ? Hãy nêu một số ví dụ vể biết ơn.

Lời giải:

Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng,về những việc làm đền ơn đáp nghĩa với những người đã từng giúp đơ mình khi gặp khó khăn hoạc những người có công với dân tộc.

Ví dụ: Thắp hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ; học thật tốt để làm món quà cho thầy cô; vâng lời và biết giúp đỡ bố mẹ…

Câu 2 trang 20 SBT GDCD 6: Biết ơn có ý nghĩa gì trong quan hệ của con người ?

Lời giải:

Sống có lòng biết ơn là lối sống lành mạnh, tích cực, mẫu mực trong đời sống của chúng ta. Người sống có lòng biết ơn luôn được người khác yêu mến, trân trọng và giúp đỡ trong cuộc sống.

Câu 3, 4, 5 trang 20,21 SBT GDCD 6:

Câu 3. Những hành vi và việc làm nào sau đây là biểu hiện của lòng biết ơn ?

A. Giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ

B. Đến thăm thầy, cô giáo cũ

C. Yêu quý, kính trọng ông bà

D. Lánh mặt khi thấy thầy giáo cũ

E. Thắp hương cúng giỗ ông bà, tổ tiên

G Quên người đã giúp đỡ mình lúc khó khăn

H. Chăm học để cha mẹ vui lòng

I. Luôn nhớ về ngày xưa – ngày đầu tiên đi học

Câu 4. Câu tục ngữ nào sau đây nói về lòng biết ơn ?

A. Bán anh em xa mua láng giềng gần

B. Ăn cháo đá bát

C. Uống nước nhớ nguồn

D. Vong ân bội nghĩa.

Câu 5. Hãy nối mỗi cụm từ ở cột I với mỗi cụm từ ở cột II đế được một câu đúng.

I II
A. Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn, đáp nghĩa đối với 1. biểu hiện của lòng biết ơn.
B. Biết ơn là nét đẹp của truyền thống 2. bội nghĩa, bạc tình.
C. Trái với biết ơn là 3. những người đã giúp đỡ mình, với những người có công với dân tộc, đất nước.
D. Nhận biết, ghi nhớ những điều tốt lành mà người khác đem lại cho mình là 4. sống có tình nghĩa, thuỷ chung, trước sau như một của dân tộc ta.

Lời giải:

Câu 3 4 5
Đáp án A,B,C,E,H C A – 3 ; B – 4 ; C – 2 ; D – 1

Câu 6 trang 21 SBT GDCD 6: Trước đây, vì ham chơi và không có phương pháp học tập tốt nên Trọng học kém. Tính là học sinh giỏi đã kèm cặp, giúp đỡ Trọng nên Trọng đã từng bước tiến bộ, trở thành học sinh khá. Thấy vậy nhiều bạn trong lớp nói Trọng nên cám ơn Tính đã giúp đỡ mình. Trọng trả lời thẳng băng “Trước đây chẳng qua tớ lười nên học kém, chứ bây giờ tớ chăm nên học khá ngay. Tớ học hành tiến bộ là do công của tớ chứ không phải công của Tính đâu !”

1/Em suy nghĩ thế nào về câu trả lời của Trọng ?

2/ Theo em, học sinh có cần biết ơn nhau không ?

Lời giải:

   1/ Hành vi của Trọng là thể hiện sự vô ơn, không nhớ ơn nghĩa của Tính.

   2/ Học sinh có cần biết ơn nhau, bởi vì có như vậy mới tiến bộ và được mọi người tôn trọng.

Câu 7 trang 21 SBT GDCD 6: Nhóm học sinh lớp 6 – Nhung, Quyên, Cúc, Liễu rất thân thiết với nhau. Nhân ngày 20 tháng 11 năm nay, Nhung rủ cả nhóm cùng đến thăm cô giáo đã dạy từ lớp 5. Quyên và Liễu chưa kịp nói gì thì Cúc đã nói ngay: “Thôi, việc gì phải đến ! Năm nay bọn mình có cô chủ nhiệm mới rồi, cô giáo cũ thì quên đi cũng được”.

Em đồng ý với ý kiến của Cúc không ? Vì sao ?

Lời giải:

Em không đồng ý với ý kiến của Cúc. Bởi vì Cúc đã không tôn trọng, không nhớ ơn thầy cô đã dạy dỗ và giúp mình nên người.

Câu 8 trang 22 SBT GDCD 6: Nghe tin bà ngoại bị ốm, mẹ nói sáng thứ bảy mẹ và hai anh em sẽ về quê thăm bà. Chung thì muốn đi ngay, còn anh Khang thì cứ càu nhàu mãi : “Xa thế mà mẹ cứ bắt phải về, mệt lắm ! Bà chứ có phải là bố mẹ đâu mà phải vất vả thế !”.

1/Em suy nghĩ gì về biểu hiện của Chung và anh Khang ?

2/ Theo em, con cháu cần thể hiện lòng biết ơn ông bà, cha mẹ như thế nào ?

Lời giải:

   1/ Biểu hiện của Chung và anh Khang là hoàn toàn trái ngược nhau. Nếu như Chung có biểu hiện của sự trông ngóng muốn về bà, biết và nhớ ơn bà. Còn, anh Khang thì ngược lại thể hiện sự vô ơn, càu nhàu, bực tức.

   2/ Theo em, con cháu cần nhớ ơn ông bà, bố mẹ. Cụ thể như: thăm nom ông bà, cha mẹ, phụ giúp ông bà cha mẹ; lao động kiếm tiền phụng dưỡng họ, khi còn trên ghế nhà trường thì cần cố gắng học tập và tu dưỡng đạo đức.

Trả lời câu hỏi trang 22 SBT GDCD 6: Việc làm của An có phải là biểu hiện của lòng biết ơn không ? Vì sao ?

Lời giải:

Việc làm của An là biểu hiện của lòng biết ơn. Cụ thể: An luôn thương bà và hay kể truyện trên lớp cho bà nghe. Khi trời trở lạnh, An sợ bà bị lạnh nên đã mang áo rét ra cho bà. An có lòng biết ơn đối với người yêu thương giáo dục mình.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1065

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống