Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 7

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 7 – Bài 8: Khoan dung giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Câu 1 trang 29 SBT GDCD 7: Em hiểu thế nào là khoan dung?

Lời giải:

Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa sai lầm.

Câu 2 trang 30 SBT GDCD 7: Hãy nêu một số biểu hiện của khoan dung và một số biểu hiện trái với khoan dung trong cuộc sống.

Lời giải:

* Biểu hiện của khoan dung:

   – Tôn trọng và thông cảm người khác;

   – Tha thứ người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm.

   – Không chấp nhặt hẹp hòi; biết chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của người khác trên cơ sở những chuẩn mực xã hội;

* Biểu hiện trái với khoan dung:

   – Hay chấp vặt, thù dai.

   – Sống ích kỉ, chỉ nghĩ cho bản thân mình.

   – Không hi sinh cho người khác, chỉ chuộc lợi về mình.

Câu 3 trang 30 SBT GDCD 7: Khoan dung có ý nghĩa như thế nào đối với con người và xã hội ?

Lời giải:

– Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt.

– Cuộc sống và quan hệ giữa mọi người trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.

Câu 4 trang 30 SBT GDCD 7: Bản thân em đã làm gì để thể hiện lòng khoan dung của mình ?

Lời giải:

Bỏ qua lỗi nhỏ của bạn;

Nhường nhịn bạn bè và em nhỏ;

Ôn tồn thuyết phục, góp ý giúp bạn sửa chữa khuyết điểm;

Chăm chú lắng nghe để hiểu mọi người;

Câu 5 trang 30 SBT GDCD 7: Câu tục ngữ nào dưới đây thể hiện rõ nhất lòng khoan dung ?

A. Chị ngã em nâng.

B. Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại.

C. Gió chiều nào che chiều ấy.

D. Trách mình trước, trách người sau.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 6 trang 30 SBT GDCD 7: Em đồng ý với những ý kiến nào dưới đây nói về lòng khoan dung ?

A. Khoan dung là biết tha thứ, độ lượng với lỗi lầm, thiếu sót của người khác.

B. Khoan dung là chiều theo mọi yêu cầu của người khác một cách vô điều kiện.

C. Khoan dung là biết cảm nhận được vẻ đẹp của những sự khác biệt về văn hoá, phong tục, thậm chí của những sự đối lập.

D. Đấu tranh vì lẽ phải và sự công bằng cũng là thể hiện sự khoan dung.

E. Khoan dung tức là né tránh mọi sự đấu tranh.

G. Người không bao giờ phản đối người khác là người khoan dung.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A, C, D.

Câu 7 trang 30 SBT GDCD 7: Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng khoan dung ?

A. Bỏ qua mọi lỗi lầm của bạn.

B. Hay để ý đến khuyết điểm của người khác.

C. Góp ý cho bạn để bạn sửa chữa khuyết điểm.

D. Tìm cách che dấu khuyết điểm cho bạn.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C.

Câu 8 trang 30 SBT GDCD 7: Em không tán thành ý kiến nào dưới đây về lòng khoan dung ?

A. Người khoan dung là người nhu nhược, yếu đuối, thiếu cương quyết.

B. Người khoan dung là người không định kiến hẹp hòi.

C. Cư xử khoan dung là không công bằng.

D. Người có lòng khoan dung không phân biệt đối xử với mọi người.

E. Cư xử khoan dung chẳng có lợi gì cho mình mà chỉ bị thiệt.

G. Người có lòng khoan dung không chấp nhặt, không đối xử nghiệt ngã với người khác.

H. Người có lòng khoan dung luôn biết nhường nhịn người khác và có cuộc sống thanh thản.

I. Người có lòng khoan dung không có tính ghen ghét, đố kị.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A, C, E.

Câu 9 trang 31 SBT GDCD 7: T là một cậu bé đã từng phạm lỗi gây rối trật tự công cộng và được đưa đi trường giáo dưỡng. Cậu mới được trở về nhà sau 6 tháng học tập tại đó. Cậu tỏ vẻ hối lỗi và ít nghịch ngợm hơn trước, nhưng nhiều người lớn trong khu phố vẫn cấm con em họ chơi với T, vì họ cho rằng cậu là đứa trẻ hư hỏng.

Câu hỏi :

1/ Em có tán thành thái độ của những người lớn trong khu phố trên không ? Vì sao ?

2/ Nếu ở gần T thì em sẽ cư xử thế nào với T ?

Lời giải:

1/ Em không tán thành thái độ của những người lớn trong khu phố trên. Đó là suy nghĩ ích kỉ, hẹp hòi, không biết bao dung độ lượng.

2/ Nếu ở gần T em sẽ động viên T và giúp T hòa nhập với cộng đồng được tốt hơn.

Câu 10 trang 31 SBT GDCD 7: Tâm mới chuyển đến lớp, các bạn trầm trồ khen Tâm xinh thì Hằng bĩu môi : “Xì, xinh gì mà xinh !” Thấy Thoa mặc chiếc áo mới, các bạn xúm lại khen Thoa mặc đẹp. Hằng buông một câu : “Đẹp gì mà đẹp, đã đen lại đi mặc cái màu ấy !”, làm Thoa suýt phát khóc.

Câu hỏi :

1/ Em có nhận xét gì về Hằng ? Vì sao Hằng không nhận thấy những ưu điểm của người khác ?

2/ Em sẽ góp ý cho Hằng như thế nào ?

Lời giải:

1/ Hằng là người ích kỉ, đố kị với người khác. Hằng không nhận thấy ưu điểm của người khác vì Hằng cho mình là nhất, không muốn ai hơn mình.

2/ Em sẽ khuyên Hằng sống hòa nhã hơn, bao dung hơn và không nên nói những lời làm tổn thương người khác.

Câu 11 trang 32 SBT GDCD 7: Tan học, Huệ vừa ra được khỏi cổng trường thì một bạn gái ở trong sân trường không hiểu vì sao vội vàng chạy ra xô vào Huệ ỉàm Huệ bị ngã, cặp sách văng ra, quần áo Huệ vấy bẩn.

Câu hỏi:

Nếu là Huệ, em sẽ làm gì trong tình huống đó? Vì sao em làm như vậy ?

A. Em mắng cho bạn đó một trận.

B. Em không nói gì, im lặng bỏ đi.

C. Em hỏi lí do vì sao bạn đó xô vào em và góp ý cho bạn đó.

D. Em gọi các bạn cùng lớp đến doạ cho bạn đó sợ.

Lời giải:

Nếu là Huệ, em sẽ chọn cách ứng xử C. Vì trong cuộc sống ai cũng có lúc mắc phải lỗi lầm, nên có lòng khoan dung với người khác.

Câu 12 trang 32 SBT GDCD 7: Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về lòng khoan dung và trao đổi với bạn bè.

Lời giải:

   – Những người đức hạnh thuận hoà

Đi đâu cũng được người ta tôn sùng.

– Chín bỏ làm mười.

– Yêu con người, mát con ta.

– Yêu con cậu mới đậu con mình.

– Một con tôm có chật gì sông, một cái lông có chật gì lỗ.

– Cao cành nở ngọn, mọi bạn mọi đến.

– Một sự nhịn là chín sự lành.

Trả lời câu hỏi trang 33 SBT GDCD 7: Câu hỏi:

1/ Em có suy nghĩ gì sau khi đọc truyện trên ?

2/ Bài học quý giá mà chúng ta học được qua truyện trên là gì ?

Lời giải:

1/ “Khi một người bạn làm chúng ta đau, chúng ta hãy viết điều gì đó lên trên cát, gió sẽ thổi bay chúng đi cùng sự tha thứ… Và khi có điều tốt lành xảy ra, chúng ta nên khắc nó lên đá để khắc sâu vào kí ức của trái tim, nơi không ngọn gió nào có thể xoá nhoà được.”. Đã là bạn bè với nhau chơi với nhau cần có sự tha thứ, sự khoan dung độ lượng, như thế tình cảm mới trong sáng, cùng nhau phấn đấu học tập.

2/ Tha thứ và lòng yêu thương luôn có thể cảm hoá được người khác và đó cũng chính là cách “trả thù” hữu hiệu nhất của mỗi chúng ta.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1131

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống