Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 8

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 8 – Bài 2: Liêm khiết giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

    Câu 1 trang 8 SBT GDCD 8: Em hiểu thế nào là liêm khiết?

    Lời giải:

    Liêm khiết là không hám danh lợi, sống trong sạch.

    Câu 2 trang 8 SBT GDCD 8: Em hiểu thế nào là liêm khiết ?

    Lời giải:

    – Không nhận hối lộ, quà biếu, làm việc sai trách.

    – Luôn làm theo lẽ phải, không vì mục đích cá nhân, không tư lợi cá nhân.

    – Luôn sống trong sạch, không hám lợi.

    – Không buôn lậu, buôn hàng cấm, trái pháp luật.

    – Không bóp méo sự thật, gian dối không khai báo, điều tra.

    Câu 3 trang 8 SBT GDCD 8: Liêm khiết có ý nghĩa gì đối với bản thân và xã hội?

    Lời giải:

    Người sống liêm khiết sẽ nhận được sự quý trọng tin cậy của mọi người, làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.

    Câu 4 trang 8 SBT GDCD 8: Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của tính liêm khiết?

    A. Sống trong sạch, không bị cám dỗ bởi tiền tài, danh vọng.

    B. Tham lợi bất chính.

    C. Làm giàu bằng những việc làm mờ ám.

    D. Luôn tranh giành quyền lợi cho mình.

    Lời giải:

    Biểu hiện của tính liêm khiết là: A

    Câu 5 trang 8 SBT GDCD 8: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?

    A. Làm cấp trên thì có quyền nhận quà của người dưới quyền.

    B. Trong xã hội vẫn có nhiều người sống liêm khiết.

    C. Người không biết cách làm giàu là người liêm khiết.

    D. Thời buổi ngày nay, tính liêm khiết không còn tồn tại.

    Lời giải:

    Em đồng ý với ý kiến: B

    Câu 6 trang 8 SBT GDCD 8: Có người cho rằng “Muốn đạt được mục đích làm giàu thì phải làm bất cứ việc gì”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

    Lời giải:

    Em không đồng tình với ý kiến trên, theo em dù giàu hay nghèo thì công việc đảm nhiệm cũng phải là công việc chính đáng, không trái pháp luật.

    Câu 7 trang 9 SBT GDCD 8: Hà Anh rất nhanh nhẹn, biết giúp đỡ mọi người trong lớp. Nhưng mỗi lần giúp đỡ ai Hà Anh lại đòi trả công vì bạn quan niệm: Việc nào có lợi cho bản thân thì mới làm.

    Câu hỏi:

    1/ Em có nhận xét gì về quan điểm của Hà Anh ? Em có đồng tình với quan điểm ấy không ? Vì sao ?

    2/ Nếu là bạn của Hà Anh, em sẽ nói gì vói bạn ?

    Lời giải:

    1/ Việc làm của Hà Anh là ích kỉ, nhỏ nhen, chạy theo lợi ích cá nhân. Em không đồng tình với quan điểm sống như vậy.

    2/ Nếu là bạn của Hà An em sẽ nói: Nếu bạn cứ tiếp tục sống như vậy, thì người khác cũng sẽ lợi dụng bạn, vậy nên phải sống liêm khiết, thật thà.

    Câu 8 trang 9 SBT GDCD 8: Ngày nay trong xã hội có rất nhiều người chạy theo lối sống thực dụng, chỉ đề cao đồng tiền và những giá trị vật chất. Em có suy nghĩ gì về những người đó?

    Lời giải:

    Tiền cũng rất quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta, nhưng đừng để đồng tiền làm mờ mắt. Hãy sống trong sạch, thật thà thì ắt của cải sẽ đầy đủ.

    Câu 9 trang 9 SBT GDCD 8: Trên đường phố, một chị đi xe máy phía trước làm rơi một chiếc ví. Có một người định cúi xuống nhặt thì một thanh niên đi xe máy nhanh chân gạt chiếc ví lại gần chỗ anh ta, nhặt chiếc ví bỏ “tọt” vào túi mình và đi ngay.

    Câu hỏi:

    1/ Em có nhận xét gì về hành vi của anh thanh niên đó ?

    2/ Em suy nghĩ như thế nào về quan niệm “nhặt được của rơi tạm thời bỏ túi” của một số bạn hiện nay ?

    Lời giải:

    1/ Hành vi của bạn thanh niên là sai trái, ích kỉ, coi trọng vật chất mà đánh mất nhân cách của bản thân.

    2/ Em không đồng tình với quan điểm trên, khi một người mất đi đồ vật gì đó, thì đã bị ảnh hưởng rất nhiều. Vậy nên, khi nhặt được của rơi, hãy tìm cách trả lại cho họ.

    Trả lời câu hỏi trang 10 SBT GDCD 8: Câu hỏi:

    1/ Bạn Nhân đã có việc làm như thế nào sau khi nhặt được của rơi?

    2/ Việc làm của Nhân thể hiện điều gì và có ý nghĩa như thế nào

    Lời giải:

    1/ Bạn Nhân đã có việc làm rất đúng đắn, bạn không cất chiếc ví làm của riêng mình mà chạy về nhà, nhờ mẹ tìm lại người mất để trả lại.

    2/ Mặc dù nhận được tiền nhưng Nhân không tham lam, biết suy nghĩ cho người bị mất dù dọ cảm ơn cũng không nhân. Biểu hiện của Nhân chứng minh bạn là người sống liêm khiết, thật thà, em sẽ noi gương việc làm của bạn.

     

    Bài giải này có hữu ích với bạn không?

    Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

    Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1088

    Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

    --Chọn Bài--

    Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

    Tải xuống