Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 9

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 9 – Bài 19: Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

    Câu 1 trang 66 SBT GDCD 9: Thế nào là quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân?

    Lời giải:

    Quyền tham gia kiến vào công việc chung của đất nước, của ngành mình, địa phương mình và cơ quan đơn vị mình

    Câu 2 trang 66 SBT GDCD 9: Công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội bằng các hình thức nào? Nêu ví dụ.

    Lời giải:

    Bàn bạc góp kiến vào chủ trương, chính sách của nhà nước, vào kế hoạch phát triển xã hội.

    Góp kiến dự thảo Hiến pháp, dự thảo luật và địa phương thì góp vào nội dung, kế hoạch chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh huyện hay xã mình.

    Câu 3 trang 67 SBT GDCD 9: Hãy nêu trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tham gia quan lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.

    Lời giải:

       Nhà nước:

    Bảo đảm và không ngừng tạo điều kiện để nhân dân phát huy quyền làm chủ về mọi mặt.

    Quy định bằng pháp luật.

    Kiểm tra, giám sát.

       Công dân:

    Hiểu rõ nội dung, ý nghĩa và cách thực hiện.

    Nâng cao phẩm chất, năng lực và tích cực tham gia thực hiện tốt.

       Bản thân:

    Học tập tốt, lao động tốt và rèn luyện ý thức kỉ luật tốt.

    Tham gia, góp ý xây dựng lớp, chi đoàn,..

    Tham gia các hoạt động ở địa phương ( xây dựng nhà tình nghĩa, tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình, bài trừ tệ nạn xã hội

    Câu 4 trang 67 SBT GDCD 9: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội có ý nghĩa gì đối với mỗi công dân?

    Lời giải:

    Đảm bảo cho công dân quyền làm chủ, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong công việc xây dựng và quản lí đất nước.

    Công dân có trách nhiệm tham gia các công việc của nhà nước, xã hội để đem lại lợi ích cho bản thân, xã hội.

    Câu 5 trang 67 SBT GDCD 9: Quyền tham giơ quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân được quy định trong văn bản pháp luật nào ?

    A. Bộ luật Dân sự

    B. Hiến pháp năm 1992

    C. Luật Xử lí vi phạm hành chính

    D. Bộ luật Lao động

    Lời giải:

    Đáp án đúng là: B

    Câu 6 trang 67 SBT GDCD 9: Tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là quyền và trách nhiệm của ai ?

    A. Tất cả mọi người dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam

    B. Cán bộ, công chức nhà nước

    C. Mọi công dân

    D. Những người đứng đầu bộ máy nhà nước

    Lời giải:

    Đáp án đúng là: C

    Câu 7 trang 68 SBT GDCD 9: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân có nghĩa là, công dân có quyền:

    Lời giải:

    Ý kiến Đúng Sai
    A. Tham gia bàn bạc các công việc của đất nước, của địa phương nơi cư trú. x
    B. Tự do tổ chức hội họp. x
    C. Giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước. x
    D. Tham gia biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân. x
    E. Tự do phát biểu ý kiến trên các phương tiện thông tin đại chúng. x

    Câu 8 trang 68 SBT GDCD 9: Những việc làm nào dưới đây thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội của công dân?

    A. Xây dựng hương ước về nep sống’Văn hoá ở địa phương.

    B. Khiếu nại với các cơ quan có thẩm quyền về tranh chấp đất đai với gia đình hàng xóm.

    C. Tham gia giám sát việc xây dựng cơ sở hạ tầng (đường xá, cầu, cống) tại địa phương.

    D. Tích cực làm kinh tế gia đình.

    E. Tố cáo hành vi tham nhũng, lãng phí của cán bộ, công chức

    G. Tham gia trồng cây gây rừng.

    H. Tham gia ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân địa phương.

    I. Tham gia công tác hoà giải ở cơ sở.

    Lời giải:

    Đáp án đúng là: A, C, H, I

    Câu 9 trang 68 SBT GDCD 9: Công dân thực hiện quyền tham gia quàn lí nhà nước, quản lí xã hội bằng cách nào trong các cách sau đây ?

    A. Lựa chọn, giới thiệu người có năng lực để bầu vào các cơ quan đại diện ở địa phương

    B. Bầu, bãi nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân.

    C. Bầu, bãi miễn thành viên Hội đồng quản trị Công ty cổ phần.

    D. Thảo luận góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng liên quan đến quyền, lợi ích cơ bản của công dân.

    E. Thảo luận và quyết định trực tiếp về chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng tại địa phương nơi cư trú.

    Lời giải:

    Đáp án đúng là: A, B, D, E

    Câu 10 trang 69 SBT GDCD 9: Trưởng thôn X mời các hộ gia đình trong tổ họp để thảo luận về việc đóng góp sửa chữa đường đi và một số việc khác trong thôn. Gia đình anh H kinh doanh rất khá giả nhưng ít khi anh tham gia các việc của thôn, xóm. Khi trưởng thôn đến nhà thông báo nội dung và mời gia đình dự họp, anh đóng luôn tiền rồi báo bận không đến họp được. Anh H cho rằng việc họp hành ở thôn xóm chỉ tốn thời gian mà không có kết quả.

    Câu hỏi:

    1/ Anh H suy nghĩ như vậy có đúng không? Vì sao ?

    2/ Theo em, việc tổ chức họp ở thôn, bản, tổ dân phố, có ý nghĩa thế nào?

    Lời giải:

    1/ Suy nghĩ của anh H không đúng vì tham gia các cuộc họp ở thôn xóm là hình thức tham gia quản lí xã hội, là nơi mỗi công dân thể hiện quyền và trách nhiệm của mình đối với xã hội.

    2/ Việc tổ chức họp ở thôn, bản, tổ dân phố, có ý nghĩa quan trọng, là dịp để dân có cơ hội phản án, bàn bạc, thống nhất, đưa ra ý kiến để xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.

    Câu 11 trang 69 SBT GDCD 9: Trong khu dân cư nơi gia đình Quang sinh sống có một lò giết mổ động vật. Hoạt động của lò giết mổ động vật này gây ô nhiễm trầm trọng ra xung quanh vì những chất thải của nó. Bà con phàn nàn nhiều nhưng cảnh đó vẫn tiếp tục tái diễn…

    Câu hỏi:

    Theo em, Quang nên làm gì trước tình trạng đó?

    Lời giải:

    Quang nên báo cơ quan chính quyền để giải quyết, đồng thời vận động, tuyên truyền giáo dục cho mọi người về việc đảm bảo môi trường. Công dân khu Quang sống cần bàn bạc, thảo luận để khắc phục trường hợp tương tự.

    Trả lời câu hỏi trang 70 SBT GDCD 9: Theo em, bà Dung và bà Thu có quyền giám sát việc làm của cán bộ công chức nhà nước không? Giải thích vì sao.

    Lời giải:

    Theo quy định của pháp luật cơ chế: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” được áp dụng rộng rãi trên cả nước. Vì vậy, bà Dung và bà Thu có quyền giám sát cán bộ công chức nhà nước.

     

    Bài giải này có hữu ích với bạn không?

    Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

    Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1188

    Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

    --Chọn Bài--

    Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

    Tải xuống