Chương 3: Mol và tính toán hóa học

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Giải Sách Bài Tập Hóa Học 8 – Bài 23: Luyện tập Chương 3 giúp HS giải bài tập, cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức và hình thành thói quen học tập làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động:

Bài 23.1 trang 30 sách bài tập Hóa 8: Hãy điền những chữ và số thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

   a) Một mol nguyên tử Cu có khối lượng ……g và một mol nguyên tử lưu huỳnh có khối lượng …….g kết hợp với nhau tạo thành một …… CuS có khối lượng …..g.

   b) ……g chì kết hợp với …..g oxi tạo ra một mol phân tử PbO3 có khối lượng …..g.

   c) Trong 342g đường C12H22O11 có ……mol …..C, ……mol …… H và …………… mol …………. O. Khối lượng của ………….. C là …………. g, khối lượng của …………… H là …………. g, khối lượng của …………. O là …………… g.

Lời giải:

a) Một mol nguyên tử Cu có khối lượng 64 g và một mol nguyên tử lưu huỳnh có khối lượng 32 g kết hợp với nhau tạo thành một mol phân tử CuS có khối lượng 96g.

b) 621(207×3) g chì kết hợp với 64 (16X4) g oxi tạo ra một mol phân tử Pb3O4 có khối lượng 685 g.

c) Trong 342 g đường C12H22O1112 mol nguyên tử C, 22 mol nguyên tử H và 11 mol nguyên tử O. Khối lượng của 12 mol nguyên tử C144 g, khối lượng của 22 mol nguyên tử H22 g, khối lượng của 11 mol nguyên tử O176g.

Bài 23.2 trang 30 sách bài tập Hóa 8: Cho biết thành phần theo khối lượng của một số hợp chất, hãy tìm công thức hóa học của chúng:

   – Hợp chất A: 0,2 mol hợp chất có chứa 4,6g Na và 7,1g Cl.

   – Hợp chất B: 0,03 mol hợp chất có chứa 0,36g C và 0,96g O.

   – Hợp chất C: 0,02 mol hợp chất có chứa 4,14g Pb và 0,32g O.

   – Hợp chất D: 0,04 mol hợp chất có chứa 0,08 mol nguyên tử Fe và 0,12 mol nguyên tử O.

   – Hợp chất E: 0,02 mol hợp chất có 0,04 mol nguyên tử Na, 0,02mol nguyên tử C và 0,06 mol nguyên tử O.

Lời giải:

   – Hợp chất A:

   

   Cứ 0,2 mol hợp chất A có chứa 0,2 mol Na và 0,2 mol Cl.

   Suy ra 1 mol hợp chất A có chứa 1 mol Na và 1 mol Cl.

   Vậy công thức hóa học đơn giản của A là NaCl.

   – Hợp chất B:

   

   Vậy 0,03mol phân tử B có chứa 0,03 mol phân tử C và 0,06 mol nguyên tử O.

   Suy ra 1 mol phân tử B có chứa 1 mol nguyên tử C và 2 mol nguyên tử O.

   →Công thức hóa học của B là CO2

   – Hợp chất C:

   

   Vậy 0,02 mol phân tử C có chứa 0,02 mol nguyên tử Pb và 0,02 mol nguyên tử O.

   Suy ra 1 mol phân tử C có chứa 1 mol nguyên tử Pb và 1 mol nguyên tử O.

   →Công thức của phân tử C là: PbO.

   – Hợp chất D:

   Theo đề bài: 0,04 mol phân tử D có 0,08 mol Fe và 3 mol O.

   Vậy 1 mol phân tử D có: 2 mol Fe và 0,12 mol O.

   → Công thức hóa học của D là Fe2O3.

   – Hợp chất E:

   Cho biết: 0,02 mol phân tử E có 0,04 mol Na kết hợp 0,02 mol C và 0,06 mol nguyên tử O.

   Vậy 1 mol phân tử E co 2 mol Na kết hợp 1 mol C và 3 mol O.

   Công thức hóa học của E là Na2CO3.

Bài 23.3 trang 31 sách bài tập Hóa 8: Nung hợp chất canxi cacbonat trong một chén nung, người ta thu được vôi sống có công thức hóa học là CaO và khí thoát ra là CO2. Kết quả của thí nghiệm được ghi lại như sau:

   – Khối lượng của chén nung rỗng là 30g.

   – Khối lượng của chén nung và canxi cacbonat là 40g.

   – Khối lượng của chén nung và CaO là 35,6g.

   Hãy điền vào dấu chấm trong những câu sau:

   + Khối lượng của CaO có trong chén sau khi nung là ….g.

   + Số mol của CaO là …

   + Khối lượng khí CO2 thoát ra sau phản ứng là ….g.

   + Số mol của CO2 là …..

   + Phân tử canxi cacbonat bị phân tử thành CaO và CO2, có tỉ lệ số phân tử CaO/ số phân tử CO2 là …/…

Lời giải:

   – Khối lượng của CaO có trong chén sau khi nung là: 36,6 – 30 = 5,6(g)

   – Số mol:

   – Khối lượng khí CO2 thoát ra sau phản ứng: 40 – 35,6 = 4,4(g)

   – Số mol của khí CO2:

   – Phân tử canxi cacbonat bị phân hủy thành CaO và CO2, có tỉ lệ số phân tử CaO:số phân tử CO2 là 1:1.

Bài 23.4 trang 31 sách bài tập Hóa 8: Đốt cháy hoàn toàn cacbon bằng một lượng khí oxi dư, người ta thu được hỗn hợp khí gồm có khí cacbonic (CO2) và khí oxi (O2) dư.

   Hãy xác định phần trăm theo khối lượng và thành phần phần trăm theo thể tích của khí oxi trong mỗi hỗn hợp sau:

   a) 4g khí cacbonic và 16g khí oxi.

   b) 3 mol khí cacbonic và 5 mol khí oxi.

   c) 0,3.1023 phân tử CO2 và 0,9.1023 phân tử O2.

Lời giải:

a) Thành phần theo khối lượng:

     

Thành phần phần trăm theo thể tích:

     

b) Khối lượng của các khí:

     

Thành phần phần trăm theo khối lượng:

     

Thành phần phần trăm theo thể tích:

     

     

Thành phần % theo khối lượng:

     

Thành phần % về thể tích:

     

Bài 23.5 trang 31 sách bài tập Hóa 8: Hãy xác định khối lượng và thể tích của những hỗn hợp khí sau ở đktc:

   a) 1,5N phân tử oxi + 2,5N phân tử hidro + 0,02N phân tử nito.

   b) 1,5 mol phân tử oxi + 1,2 mol phân tử CO2 + 3 mol phân tử nito.

   c) 6g hidro + 2,2g khí cacbonic + 1,6g khí oxi.

Lời giải:

a) mO2 = nO2 . MO2 = 1,5 .32 = 48 g

mN2 = nN2 . MN2 = 0,02 . 28 = 0,56 g

mH2 = nH2 . MH2 = 2,5 .2 = 5g

Khối lượng hỗn hợp khí:

mhh = mO2 + mH2 + mN2 = 48 + 5 + 0,56 = 53,56(g)

Thể tích của hỗn hợp khí:

Vhh = 22,4.n = 22,4.( 1,5 + 2,5 + 0,02) = 90,048(l)

b) Tương tự

mO2 = nO2 . MO2 = 1,5 . 32 = 48g

mCO2 = nCO2 . MCO2 = 1,2 . 44 = 52,8 g

mN2 = nN2 . MN2 = 3. 28 = 84g

Khối lượng hỗn hợp khí:

mhh = mO2 + mCO2 + mN2 = 48 + 52,8 + 84 = 184,8 g

Thể tích của hỗn hợp khí:

Vhh = 22,4.n = 22,4.(1,5 + 1,2 + 3) = 127,68 l

Bài 23.6* trang 31 sách bài tập Hóa 8: Đốt cháy hoàn toàn 2,24g Fe, thu được 3,2g oxit sắt. Xác định công thức phân tử của oxit sắt.

Lời giải:

    Cách 1: PTHH tổng quát có dạng:

   

   Theo PTHH trên, ta có tỉ lệ:

   

   Vậy x = 2; y = 3.

   Công thức hóa học của phân tử oxit sắt là Fe2O3.

   Cách 2: Khối lượng Oxi trong oxit là: 3,2 – 2,24 = 0,96 g

   

   Tỉ lệ nFe : nO = 0,04 : 0,06 = 2:3

   ⇒ Trong 1 phân tử oxit có 2 nguyên tử Fe, 3 nguyên tử O ⇒ CT oxit là: Fe2O3.

Bài 23.7* trang 31 sách bài tập Hóa 8: Cho dòng khí CO qua hỗn hợp 2 oxit CuO và Fe3O4 nung nóng thu được 29,6g hỗn hợp 2 kim loại trong đó sắt nhiều hơn đồng là 4g.

   Tính thể tích khí CO cần dùng (đktc).

Lời giải:

   PTHH của các phản ứng:

   

   Gọi x là khối lượng của Cu sau phản ứng

   → Khối lượng của sắt sau phản ứng là x+4

   Theo đề bài ta có: x + x + 4 = 29,6 → x = 12,8(g)

   

   Theo pt:

   nCO (2) = nCu = 0,2 mol

   nCO = (0,4 + 0,2).22,4 = 13,44(l)

Bài 23.8* trang 31 sách bài tập Hóa 8: Cho 20g một oxit sắt phản ứng hết với dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 40,625g muối clorua. Xác định công thức phân tử của oxit sắt.

Lời giải:

   Gọi công thức hóa học của oxit sắt là FexOy

   PTHH của phản ứng là:

   Theo PTHH ta có:

   Vậy công thức hóa học của oxit sắt là Fe2O3.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1138

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống