Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6 – Kết Nối Tri Thức: tại đây
Bài tập KHTN 6: Vì sao đi lại trên bờ thì dễ dàng còn đi lại dưới nước thì khó hơn?
A. Vì nước chuyển động còn không khí không chuyển động.
B. Vì khi xuống nước, chúng ta “nặng” hơn.
C. Vì nước có lực cản còn không khí thì không có lực cản.
D. Vì lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.
Lời giải:
Đi lại trên bờ thì dễ dàng còn đi lại dưới nước thì khó hơn vì lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.
Chọn đáp án D
Ngân hàng trắc nghiệm lớp 6 tại
Bài tập KHTN 6: Vì sao khi chạy thi ở các cự li dài, những vận động viên có kinh nghiệm thường chạy sau các vận động viên khác ở phần lớn thời gian, khi gần đến đích mới vượt lên chạy nước rút để về đích.
Lời giải:
Khi chạy thi ở các cự li dài, những vận động viên có kinh nghiệm thường chạy sau các vận động viên khác ở phần lớn thời gian, khi gần đến đích mới vượt lên chạy nước rút để về đích. Vì:
– Khi chạy có lực cản không khí
– Chạy đầu lực cản không khí lớn, chạy sau các vận động viên khác lực cản không khí sẽ được giảm, vẫn giữ được tốc độ, đỡ tốn sức.
– Dành sức cho đoạn chạy nước rút.
Ngân hàng trắc nghiệm lớp 6 tại
Bài tập KHTN 6: Tại sao yên xe đạp đua (Hình 45.1) thường cao hơn ghi – đông?
Lời giải:
Yên xe đạp đua (Hình 45.1) thường cao hơn ghi – đông. Vì:
– Khi đi xe có lực cản của không khí, của gió.
– Vận động viên có thể cúi người xuống để làm giảm diện tích cơ thể tiếp xúc với gió, nhờ đó làm giảm được lực cản của không khí.
Ngân hàng trắc nghiệm lớp 6 tại
Bài tập KHTN 6: Hãy vẽ các mũi tên biểu diễn các lực tác dụng lên hộp bút trong Hình 45.2.
Lời giải:
– Hình 45.2 a) Các lực tác dụng lên hộp bút nằm yên trên mặt bàn, gồm:
+ Lực hút của Trái Đất (trọng lực) P→ .
+ Lực đẩy của bàn N→ .
– Hình 45.2 b) Lực tác dụng lên hộp bút đang rơi là:
+ Lực hút của Trái Đất (trọng lực) P→ .
+ Lực cản của không khí F→cản
Ngân hàng trắc nghiệm lớp 6 tại
Bài tập KHTN 6:
a) Em hãy dự đoán xem lực cản của các chất lỏng khác nhau lên cùng một vật có như nhau không?
b) Hãy thiết kế thí nghiệm kiểm tra dự đoán của em bằng các dụng cụ sau:
– Hai vỏ chai nhựa dung tích 1,5 lít (loại chai đựng cocacola).
– Hai vỏ hộp nhựa nhỏ có nắp ren hình trụ, chiều cao khoảng 3,5 cm và đường kính đáy khoảng 3 cm.
– Các hòn sỏi nhỏ có thể bỏ vào hộp (có thể dùng cát).
– Muối và nước.
Chú ý: Cần pha nước muối đặc đến mức bão hòa.
Lời giải:
a) Dự đoán: Lực cản của các chất lỏng khác nhau lên cùng một vật sẽ khác nhau.
b) Thiết kế thí nghiệm kiểm tra dự đoán của em:
Chuẩn bị:
+ Hai vỏ chai nhựa dung tích 1,5 lít (loại chai đựng cocacola).
+ Hai vỏ hộp nhựa nhỏ có nắp ren hình trụ, chiều cao khoảng 3,5 cm và đường kính đáy khoảng 3 cm.
+ Các hòn sỏi nhỏ có thể bỏ vào hộp (có thể dùng cát).
+ Muối và nước.
+ Dây buộc
+ Lực kế
– Tiến hành thí nghiệm:
+ Bước 1: Cắt bỏ phần đầu của hai chai cocacola sao cho có thể bỏ lọt vỏ hộp nhựa nhỏ có nắp ren hình trụ, chiều cao khoảng 3,5 cm và đường kính đáy khoảng 3 cm. Sau đó, đánh dấu chai số 1 và chai số 2.
+ Bước 2: Chai số 1 đổ nước trắng, chai số 2 hòa nước muối (cần pha nước muối đặc đến mức bão hòa, tức là hòa tan muối vào nước nhiều nhất có thể).
+ Bước 3: Cho sỏi hoặc cát vào hai vỏ hộp nhựa nhỏ có nắp ren hình trụ, chiều cao khoảng 3,5 cm và đường kính đáy khoảng 3 cm với số lượng bằng nhau.
+ Bước 4: Buộc vào mỗi hộp sợi dây thật chắc để móc được lực kế vào các hộp nhựa nhỏ.
+ Bước 5: Thả mỗi hộp nhựa nhỏ vào chai số 1 và chai số 2 cho chúng chìm hẳn xuống dưới đáy chai.
+ Bước 6: Cầm vào thân lực kế và từ từ kéo hộp nhựa lên, ghi lại số đo lực kế ở chai số 1 và chai số 2.
– Nhận xét:
Sau khi làm thí nghiệm xong, ta thấy lực cản của nước muối lớn hơn lực cản của nước.
Các bạn có thể nghĩ cách làm thí nghiệm tương tự để kiểm tra lực cản của hai chất lỏng trên. Và các thí nghiệm đều cho được nhận xét trên.
Ngân hàng trắc nghiệm lớp 6 tại