Chương 5: Việt Nam từ cuối năm 1946 đến năm 1954

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Giải Sách Bài Tập Lịch Sử 9 Bài 29: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-1953) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:

    1. (trang 91 SBT Lịch Sử 9): Mục đích của thực dân Pháp khi đề ra kế hoạch Rơ-ve là:

    A. “khoá biên giới Việt –Trung”

    B. tấn công xoá bỏ địa căn cứ Việt Bắc của ta

    C. giành thắng lợi trên chiến trường chính Bắc Bộ

    D. giành thắng lợi quân sự quyết định để kết thúc chiến tranh trong điều kiện có lợi cho Pháp

    Đáp án A

    2. (trang 91 SBT Lịch Sử 9): Trận đánh mở màn cho chiến dịch Biên Giới của quân ta là ở

    A. Đông Khê    B. Thất Khê    C. Lạng Sơn    D. Cao Bằng

    Đáp án A

    3. (trang 92 SBT Lịch Sử 9): Trong chiến dịch Biên Giới, hành lang Đông –Tây của địch bị quân ta chọc thủng ở

    A. Hải Phòng    B. Hà Nội    C. Hoà Bình    D. Sơn La

    Đáp án C

    4. (trang 92 SBT Lịch Sử 9): Ý nghĩa chiến thắng biên giới Thu- Đông năm 1950 là

    A. Tạo điều kiện cho chiến dịch tiến công địch ở Tây Nguyên giành thắng lợi

    B. Chứng tỏ quân ta đã giành được quyền chủ động trên chiến trường

    C. buộc Pháp phải sớm nghĩ đến việc kí kết hiệp định rút quân khỏi Đông Dương

    D. đánh bại chiến lược “ đánh nhanh thắng nhanh” của địch, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta

    Đáp án B

    5. (trang 92 SBT Lịch Sử 9): Sau thất bại trong chiến dịch Biên Giới, với sự giúp đỡ ngày càng tăng của Mĩ, Pháp đề ra kế hoạch chiến tranh mới đó là

    A. Kế hoạch phong thủ chung Đông Dương Pháp –Mĩ

    B. Kế hoạch Đác-giăng-li-ơ

    C. Kế hoạch Đờ-lát đơ Tát-xi-nhi

    D. Kế hoạch Na Va

    Đáp án C

    6. (trang 92 SBT Lịch Sử 9): Một trong những quyết định quan trọng của Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng ( 2-1951) là

    A. Đưa Đảng ra hoạt động công khai, lấy tên là Đảng Lao Động Việt Nam

    B. quyết định Đảng vẫn hoạt động bí mật

    C. vân duy trì Đảng Cộng Sản Đông Dương để tạo cơ sở cho việc xây dựng một Đảng riền ở Lào và Cam- Phu-Chia, phù hợp với điều kiện mỗi nước

    D. xây dựng chi bộ cộng sản ở Lào và Cam-pu-chia, là cơ sở thành lập Đảng Cộng Sản riêng ở hai nước này.

    Đáp án A

    Bài tập 2. (trang 92 SBT Lịch Sử 9): Hãy điền chữ Đ(đúng) hoặc chữ S(sai) vào ô [ ] trước câu trả lời sau

    1, [ ] Từ sau năm 1947, lợi dụng những khó khăn của Pháp, Mĩ ngày càng can thiệp sâu và “ dính líu trực tiếp “ vào cuộc chiến tranh Đông Dương

    2, [ ] Chiến thắng Biên Giới thu- đông 1950 đã làm phá sản bước đầu kế hoạch Rơ-ve của Pháp.

    3, [ ] Chiến dịch Biên Giới thu- đông 1950 là chiến dịch liên tiếp thứ hai sau chiến dịch Việt Bắc thu- đông năm 1947 quân ta giành quyền chủ động đánh địch trên chiến trường.

    4, [ ] Đại Hội đại biểu lần thứ II của Đảng thông qua hai bản báo cáo quan trọng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh là : Thông báo chính trị và báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam

    Lời giải:

    Đúng 1 ; sai 2, 3, 4

    Bài tập 3. (trang 93 SBT Lịch Sử 9): Hãy nối ô hai bên với các ô ở giữa sao cho phản ánh đúng nội dung lịch sử

    Lời giải:

    Nối 1-b,c, e ; 2- a, d

    Bài tập 4. (trang 93 SBT Lịch Sử 9): Tại sao ta mở chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950? Hãy trình bày diễn biến chính của chiến dịch

    Lời giải:

    Vì tình hình thế giới và Đông Dương thay đổi, có nhiều thuận lợi cho ta : Cách mạng Trung Quốc thắng lợi, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (1-10-1949), tạo điều kiện cho cách mạng Việt Nam liên lạc, nối liền với các nước trong phe xã hội chủ nghĩa.

    – Đứng trước hoàn cảnh thế giới có lợi cho cuộc kháng chiến của ta, bất lợi cho Pháp, đế quốc Mĩ ngày càng can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương. Nhờ sự giúp đỡ của Mĩ, thực dân Pháp có âm mưu quân sự mới thông qua kế hoạch Rơ-ve. Pháp đã xây dựng được tuyến phòng thủ trên Đường số 4, khóa chặt biên giới Việt – Trung và thiết lập Hành lang Đông – Tây, hòng cắt đứt con đường liên lạc giữa Việt Bắc với đồng bằng Liên khu III và Liên khu IV. Trên cơ sở đó, chúng chuẩn bị mở cuộc tấn công lên căn cứ địa Việt Bắc lần thứ hai.

    Diễn biến:

    – 16/9/1950, chiến dịch bắt đầu, ta tiến công cụm cứ điểm Đông khê. Sáng ngày 18/9/1950, ta tiêu diệt hoàn toàn cụm cứ điểm Đông khê, đẩy địch vào tình thế nguy khốn: Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập, thế phòng thủ trên đường số 4 lung lay.

    – Mất Đông khê, quân pháp buộc phải rút khỏi Cao Bằng bằng kế hoạch ‘’hành quân kép”: một cánh quân đánh lên Thái nguyên để thu hút chủ lực của ta, một cánh quân khác từ Thất khê tiến lên chiếm lại Đông khê để đón quân từ Cao Bằng về.

    – Đoán trước ý định của địch, quân ta mai phục, kiên nhẫn chờ đánh quân tiếp viện. Từ 1 đến 8/ 10/1950, quân ta liên tục chặn đánh địch, diệt gọn 2 binh đoàn, làm sụp đổ hoàn toàn kế hoạch rút quân của địch.

    Từ 10 đến 22/10/1950, địch phải rút khỏi đường số 4: Thất Khê, Na Sầm, Đồng đăng, lạng Sơn, Đình Lập. Đến 23/10/1950 chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi.

    Bài tập 5. (trang 94 SBT Lịch Sử 9): Hãy lập bảng hệ thống các thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của ta trong kháng chiến chống Pháp từ thu – đông 1950 đến trước đông – xuân 1953-1954 theo gợi ý sau

    Lời giải:

    Bài tập 6. (trang 94 SBT Lịch Sử 9): Tại sao nói : Từ chiến thắng biên giới thu- đông năm 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta chuyển sang giai đoạn mới?

    Lời giải:

    + Từ sau năm 1950, cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ngày càng được đẩy mạnh, đồng thời Mĩ ngày càng can thiệp sâu hơn, cấu kết chặt chẽ với Pháp trong những âm mưu và hành động mới. Tuy nhiên, đây cũng chính là giai đoạn mà lực lượng kháng chiến của chúng ta không ngừng trưởng thành về mọi mặt, quân dân ta đã giành nhiều thắng lợi to lớn và toàn diện, tiếp tục giữ vững quyền chủ động trên chiến trường.

    + Về chính trị, từ ngày 11 đến 19/2/1951, Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương đã họp tại Chiêm Hóa – Tuyên Quang. Đại hội đã thông qua hai bản báo cáo quan trọng là Báo cáo chính trị và báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam, khẳng định đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng, nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam. Đại hội cũng đã thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ mới…

    + Đại hội đại biểu lần thứ hai đã đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình trưởng thành và lãnh đạo cách mạng của Đảng ta, là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”.

    + Trong những năm 1951 – 1953 hậu phương kháng chiến của chúng ta đã phát triển về mọi mặt.

    + Ngày 3/3/1951 Mặt trận Liên Việt đã được thống nhất từ Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt. Ngày 11/3/1951, Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào đã được thành lập để tăng cường khối đoàn kết ba nước trong đấu tranh chống kẻ thù chung. Sau các sự kiện đó, một phong trào thi đua yêu nước đã lan rộng làm nảy nở nhiều đơn vị, cá nhân ưu tú.

    + Về kinh tế, cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm đã tạo nên một khối lượng sản phẩm lớn. Để có thể bồi dưỡng sức dân, ta đã thực hiện 5 đợt giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất.

    + Về văn hóa giáo dục, y tế, chúng ta cũng có những thành tích đáng kể, có tính quần chúng rộng lớn, góp phần tạo thêm sức mạnh cho cuộc kháng chiến.

    + Chính với những tiềm lực đó, chúng ta đã mở các chiến dịch ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ, thực hiện tiến công giữ vững quyền chủ động chiến lược trên chiến trường. Từ cuối năm 1950 đến giữa năm 1951, ta liên tiếp mở các chiến dịch: Chiến dịch Trần Hưng Đạo (Chiến dịch trung du), chiến dịch Hoàng Hoa Thám (chiến dịch Đường số 18), chiến dịch Quang Trung (chiến dịch Hà – Nam – Ninh). Trong đông xuân 1951 – 1952, ta mở chiến dịch phản công và tiến công địch ở Hòa Bình. Sau đó là chiến dịch Tây Bắc thu đông 1952 và chiến dịch Thượng Lào xuân hè 1953.

    Có thể nói các chiến dịch quân sự trong giai đoạn 1951 – 1953 của quân và dân ta đã đẩy địch lùi sâu và thế bị động đối phó, giữ vững quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ, tạo thế và lực mới cho những thắng lợi quyết định của cuộc kháng chiến.

    Câu 1. Hãy cho biết ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

    Câu 2. Nhận xét vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam

    Câu 3. Trình bày hoàn cảnh và nội dung của hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5-1941) ?

    Câu 4. Phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp ( 1945-1954)

    Lời giải:

    Câu 1.

    – Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ờ Việt Nam, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác — Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

    – Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam :

    + Chấm dứt sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam, khẳng định giai cấp công nhân Việt Nam từ đây đã nắm quyền tuyệt đối lãnh đạo cách mạng với đội tiền phong của nó là Đảng Cộng sản Việt Nam.

    + Từ đây, cách mạng Việt Nam đã có một đường lối lãnh đạo đúng đắn được đổ ra trong Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt của Đảng.

    – Đồng thời, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã gắn cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới. Vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời chính là sự chuẩn bị tất yếu, quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam.

    Câu 2.

    1. Sự chuẩn bị về mặt chính trị: Do cách mạng thuộc địa không được sự quan tâm đúng mức của Quốc tế cộng sản nên Người đi sâu nghiên cứu, tham gia vào các diễn đàn, viết báo… để tuyên truyền về vấn đề thuộc địa, cách mạng thuộc địa. – Cuối năm 1917, giữa lúc chiển tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, Người trở lại Pháp. Tại đây Người lao vào cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Pháp, tham gia Đảng xã hội Pháp, lập ra Hội những Người Việt Nam yêu nước với tờ báo Việt Nam hồn để tuyên truyền giáo dục Việt kiều ở Pháp – Người làm chủ nhiệm kiêm chủ bút cho báo “Người cùng khổ”, viết nhiều bài đăng trên Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp, Đời sống công nhân của Tổng Liên đoàn Lao động Pháp. – Năm 1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp đi Matxcova để tham dự Hội nghị Quốc tế nông dân, đồng thời trực tiếp học tập nghiên cứu kinh nghiệm Cách mạng Tháng Mười và chủ nghĩa Lênin. Người viết bài cho báo Sự thật của Đảng Cộng Sản Liên Xô và tạp chí Thư tín quốc tế của Quốc tế Cộng Sản.Năm 1924, Người tham dự Đại hội V của Quốc tế Cộng Sản và các đại hội của Quốc tế công hội, Quốc tế Phụ nữ, Quốc tế Thanh niên…

    2. Sự chuẩn bị về mặt tổ chức – Năm 1921, nhờ sự giúp đỡ của Đảng Cộng Sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng một số chiến sĩ cách mạng ở nhiều nước thuộc địa của Pháp lập ra Hội liên hiệp thuộc địa nhằm tập hợp tất cả những người ở thuộc địa sống trên đất Pháp đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân – Ngày 11-11-1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu. Tại đây, Người cùng các nhà cách mạng Trung Quốc, Thái Lan, Ấn độ… thành lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức. Việc làm này đã nêu bật tầm quan trọng vấn đề đoàn kết dân tộc trên toàn thế giới. – Tháng 6-1925, Người sáng lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên hạt nhân là Cộng sản đoàn. Cơ quan tuyên truyền của Hội là tuần báo Thanh niên. Đây là một bước chuẩn bị có ý nghĩa quyết định về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.

    Câu 3.

    Hoàn cảnh lịch sử :

    Ngày 28/01/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 ở Pắc Bó (Cao Bằng) từ ngày 10 đến 19/5/1941.

    Nội dung :

    – Khẳng định chủ trương đúng đắn của Hội nghị 6 và 7 nhưng đề cao hơn nữa nhiệm vụ giải phóng dân tộc và đưa nhiệm vụ này lên hàng đầu.

    – Tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày” thay bằng khẩu hiệu “Tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo”, giảm tô, giảm tức …

    – Chủ trương thành lập mặt trận dân tộc thống nhất riêng cho từng nước Việt Nam, Lào, Campuchia.

    – Nhiệm vụ trung tâm của Đảng trong giai đoạn này: chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang

    – Bầu Ban Chấp hành Trung ương do Trường Chinh làm Tổng Bí thư.

    – Ngày 19/05/1941, thành lập Mặt trận Việt Minh. Năm tháng sau, Tuyên ngôn, Chương trình, Điều lệ Việt Minh được công bố chính thức.

    Câu 4.

    Ý nghĩa lịch sử:

    Thắng lợi của cuộc kháng chiến đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, đồng thời chấm dứt ách thống trị thực dân của Pháp trong gần một thế kỉ trên đất nước ta. Miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở để nhân dân ta giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

    Thắng lợi của cuộc kháng chiến đã giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, trước hết là ở các nước châu Á, châu Phi và Mĩ La-tinh.

     

    Bài giải này có hữu ích với bạn không?

    Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

    Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 976

    Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

    --Chọn Bài--

    Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

    Tải xuống