Lớp Bò sát

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Giải Sách Bài Tập Sinh Học 7 – Bài tập có lời giải trang 82, 83, 84, 85, 86 SBT Sinh học 7 giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Bài 1 trang 82 SBT Sinh học 7: Hãy điền các thông tin phù hợp vào các ô trống trong bàng sự khác biệt về đời sống của ếch đồng và thằn lằn bóng đuôi dài.

Đặc điểm đời sống Ếch đồng Thằn làn bóng đuôi dài
Nơi sống và thức ăn
Thời gian hoạt động
Tập tính
Sinh sản

Lời giải:

Đặc điểm đời sống Ếch đồng Thằn làn bóng đuôi dài
Nơi sống và thức ăn Ưa sống ở những nơi ẩm ướt, gần bờ nước ; ăn sâu bọ, cua, cá con, giun, ốc… Ưa sống ở những nơi khô ráo ; ăn chủ yếu là sâu bọ
Thời gian hoạt động Bắt mồi vào lúc chập tối hoặc ban đêm Bắt mồi vào ban ngày
Tập tính Thường ở những nơi tối, không có ánh sáng, trú đông trong các hốc đất ẩm ướt bên bờ vực nước ngọt hoặc trong bùn Thường phơi nắng, bò sát thân và đuôi vào đất ; trú đông trong các hang đất khô
Sinh sản Thụ tinh ngoài (ếch đực không có cơ quan giao phối), đẻ nhiều trứng, trứng có màng mỏng, ít noãn hoàng và nở thành nòng nọc có biến thái Thụ tinh trong (thằn lằn đực có 2 cơ quan giao phối), đẻ ít trứng, trứng có vỏ dai, nhiều noãn hoàng, nở thành con không có biến thái

Bài 2 trang 83 SBT Sinh học 7: Hãy chọn nhũng nội dung ở cột B sao cho phù hợp với cột A rồi điền (a, b, c…) vào cột C.

Lời giải:

Bài 3 trang 84 SBT Sinh học 7: Lập bảng so sánh bộ xương của thằn lằn với bộ xương của ếch.

Lời giải:

Bài 4 trang 84 SBT Sinh học 7: Hãy nêu nhũng đặc điểm cấu tạo của thằn lằn phù hợp với đời sống hoàn toàn ở cạn.

Lời giải:

Thằn lằn có những đặc điểm phù hợp với đời sống hoàn toàn ở cạn : Mắt có mi có thể khép mở được, có tuyến lệ có tác dụng bảo vệ mắt và giữ cho mắt không bị khô ; mũi có lỗ thông với xoang miệng vừa giúp cho hô hấp trên cạn vừa là cơ quan khứu giác. Tai có màng nhĩ nằm trong hốc nhỏ, có ống tai ngoài giúp tiếp nhận âm thanh trên cạn và bảo vệ màng nhĩ. cổ dài, các đốt sống cổ khớp động với xương đầu giúp đầu cử động mọi phía linh hoạt và bắt mồi, phạm vi quan sát rộng. Thân và đuôi dài làm tăng sự ma sát giữa cơ thể với mặt đất giúp cho sự di chuyển. Các xương chi khớp động với đai vai và đai hông, chi có vuốt thuận lợi cho các hoạt động. Thở hoàn toàn bằng phổi, sự trao đổi khí được thực hiện nhờ sự co dãn của các cơ liên sườn. Tim xuất hiện vách ngăn hụt tạm chia tâm thất thành 2 nửa (4 ngăn chưa hoàn toàn), máu ít pha trộn hơn. Cấu tạo của hộ tuần hoàn và hô hấp như vậy phù hợp với hoạt động đòi hỏi cung cấp nhiều năng lượng khi di chuyển trên cạn. Vì sống trên cạn, cơ thể giữ nước nhờ lớp vảy sừng và hậu thận cùng trực tràng có khả năng hấp thu lại nước. Hệ thần kinh và giác quan tương đối phát triển, đặc biệt là não trước và tiểu não đáp ứng được đời sống và hoạt động phức tạp.

Bài 5 trang 85 SBT Sinh học 7: Lập bảng phân biệt cấu tạo của các co quan tim, phổi, thận của thằn lằn và ếch.

Lời giải:

Các cơ quan Ếch Thằn lằn
Tim 3 ngăn : 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất 3 ngăn : 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất có vách ngăn hụt (4 ngăn chưa hoàn toàn)
Phổi Cấu tạo đơn giản, ít vách ngăn Cấu tạo phức tạp hơn : có nhiều vách nsăn và nhiều mao mạch bao quanh
Thận Thận giữa Thận sau (hậu thận) có khả năng hấp thu lại nước

Bài 6 trang 85 SBT Sinh học 7: Hãy nêu những đặc điểm của hệ hô hấp và hệ tuấn hoàn của thằn lằn bóng hoàn chinh hơn so với ếch đồng.

Lời giải:

Về hệ hô hấp : Thằn lằn có khí quản, phế quản đặc biệt là phổi phát triển hơn so với ếch. Phổi thằn lằn có nhiều vách ngăn hơn, do đó diện tích trao đổi khí của phổi tăng lên. Đây cũng chính là một trong các yếu tố giúp thằn lằn thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn.

Về hệ tuần hoàn : Tâm thất của thằn lằn có vách ngăn hụt, do đó khi tâm thất co bóp, vách hụt chạm vào đáy tâm nhĩ nên nửa tâm thất trái chứa nhiều máu đỏ tươi hơn. Mặc dù máu đi nuôi cơ thể vẫn là máu pha nhưng chứa nhiều O2 hơn so với máu ếch.

Bài 7 trang 85 SBT Sinh học 7: Hãy điền các thông tin phù hợp vào bảng về sự đa dạng thành phần loài của lớp Bò sát

Lời giải:

Bài 8 trang 86 SBT Sinh học 7: Nêu đặc điểm chung cùa lóp Bò sát.

Lời giải:

Bò sát là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn : da khô, vảy sừng khô, cổ dài, màng nhĩ nằm trong hốc tai, chi yếu có vuốt sắc, phổi có nhiều vách ngăn, tim có vách hụt ngăn tâm thất (trừ cá sấu), máu đi nuôi cơ thể là máu pha, là động vật biến nhiệt. Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong ; trứng có màng dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc, giàu noãn hoàng.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1129

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống