Chương 1: Sinh vật và môi trường

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Giải Sách Bài Tập Sinh Học 9 – Bài tập trắc nghiệm trang 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84 SBT Sinh học 9 giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Chọn 1 phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất với mỗi bài sau :

Bài 1 trang 76 SBT Sinh học 9: Môi trường sống của sinh vật gồm

A. đất và nước.

B. nước và không khí.

C. đất, nước và không khí.

D. tất cả những gì bao quanh sinh vật có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới chúng.

Đáp án D

Bài 2 trang 76 SBT Sinh học 9: Trong tự nhiên, có các loại môi trường sống nào sau đây ?

A. Môi trường trong đất, môi trường nước và môi trường mặt đất – không khí.

B. Môi trường sinh vật, môi trường nước và môi trường mặt đất – không khí.

C. Môi trường sinh vật, môi trường nước và môi trường trong đất.

D. Môi trường trong đất, môi trường nước, môi trường mặt đất – không khí và môi trường sinh vật.

Đáp án D

Bài 3 trang 76 SBT Sinh học 9: Phần “Sinh vật và môi trường” của Sinh học lớp 9 đề cập các tác động nào sau đây ?

A. Tác động của các nhân tố môi trường lên sinh Vải

B. Tác động của sinh vật lên môi trường.

C. Tác động của sinh vật lên sinh vật.

D. Cả A, B và C.

Đáp án D

Bài 4 trang 77 SBT Sinh học 9: Con người nghiên cứu sinh vật và môi trường với mục đích nào sau đây ?

A. Hiểu biết mối quan hệ tác động tương hỗ giữa sinh vật và môi trường, giữa các sinh vật với nhau.

B. Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên sinh vật, góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội một cách bền vững.

C. Khai thác tối đa nguồn tài nguyên sinh vật để có lợi nhuận cao nhất mà không cần quan tâm đến môi trường vì môi trường không có thay đổi gì.

D. Cả A và B.

Đáp án D

Bài 5 trang 77 SBT Sinh học 9: Theo nghĩa khái quát, môi trường sống của sinh vật là

A. nơi sinh vật cư trú.

B. nơi sinh vật tìm kiếm thức ăn.

C. nơi sinh vật sinh sống.

D. nơi sinh vật sinh sản.

Đáp án C

Bài 6 trang 77 SBT Sinh học 9: Nhân tố sinh thái là

A. các yếu tố vô sinh của môi trường có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sinh vật.

B. các yếu tố hữu sinh của môi trường có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sinh vật.

C. các chất dinh dưỡng có trong đất, trong nước mà sinh vật sử dụng.

D. các yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật (trực tiếp hoặc gián tiếp).

Đáp án D

Bài 7 trang 77 SBT Sinh học 9: Nước vừa là nhân tố sinh thắi vừa là môi trường sống của sinh vật vì

A. không có nước thì không có một sinh vật nào có thể sống được.

B. nước là yếu tố tác động tới sinh vật.

C. nước là môi trường sống của nhiều sinh vật.

D. nước là môi trường có các chất hoà tan, có không khí hoà tan, có nhiệt độ nhất định, có ánh sáng xuyên qua, có thực vật, có động vật và cả vi sinh vật sống trong đó. Tất cả các thành phần nêu trên có tác động qua lại với nhau và tác động lên các sinh vật sống trong đó.

Đáp án D

Bài 8 trang 78 SBT Sinh học 9: Nhìn chung, trong một ngày từ sáng đến tối, cường độ ánh sáng mặt trời chiếu trên mặt đất thay đổi như thế nào ?

A. Tăng liên tục từ sáng đến tối.

B. Giảm liên tục từ sáng đến tối.

C. Không tăng và cũng không giảm.

D. Tăng dần từ sáng đến trưa và sau đó giảm dần vào buổi chiều cho đến tối.

Đáp án D

Bài 9 trang 78 SBT Sinh học 9: Độ dài ngày giữa mùa hè và mùa đông khác nhau như thế nào ?

A. Độ dài ngày mùa hè ngắn hơn mùa đông.

B. Độ dài ngày mùa đông và mùa hè như nhau.

C. Độ dài ngày mùa hè dài hơn mùa đông.

D. Cả 3 phương án đều sai.

Đáp án C

Bài 10 trang 78 SBT Sinh học 9: Điểm gây chết dưới của cá rô phi ở Việt Nam là

A. 2 °C.     B. 5 °C.

C. 30°C.     D. 42 °C.

Đáp án B

Bài 11 trang 78 SBT Sinh học 9: Nhiệt độ mà tại đó cá rô phi ở Việt Nam sinh trưởng, phát triển và sinh sản tốt nhất là

A. 2 °C.     B. 5 °C.

C. 30°C.     D. 42 °C.

Đáp án C

Bài 12 trang 78 SBT Sinh học 9: Giới hạn chịu đựng của cá rô phi ở Việt Nam là

A. 5°C đến 30°C.     C. 30°C đến 42°C.

C. 2°C đến 45°C.     D. 5°C đến 42°C.

Đáp án D

Bài 13 trang 78 SBT Sinh học 9: Mức độ sinh trưởng của cá rô phi ở Việt Nam như thế nào khi nhiệt độ tăng dần từ điểm gây chết dưới đến điểm cực thuận?

A. Tăng dần.     B. Giảm dần.

C. Không tăng.     D. Không giảm.

Đáp án A

Bài 14 trang 78 SBT Sinh học 9: Cá rô phi ở Việt Nam có thể chết

A. trong khoảng nhiệt độ từ 5°C đến 30°C.

B. trong khoảng nhiệt độ từ 30°C đến 42°C.

C. trong khoảng nhiệt độ từ 5°C đến 42°C.

D. khi nhiệt độ thấp hơn 5°C và lớn hơn 42 °C.

Đáp án D

Bài 15 trang 79 SBT Sinh học 9: Các loại giun sán kí sinh sống trong môi trường nào sau đây ?

A. Môi trường trong đất.

B. Môi trường trong nước.

C. Môi trường sinh vật.

D. Môi trường mặt đất – không khí.

Đáp án C

Bài 16 trang 79 SBT Sinh học 9: Đâu là nơi sinh sống của giun đất và dế chũi ?

A. Môi trường trong đất.

B. Môi trường trong nước.

C. Môi trường sinh vật.

D. Môi trường mặt đất – không khí.

Đáp án A

Bài 17 trang 79 SBT Sinh học 9: Nguồn gốc sâu xa của năng lượng cung cấp cho hoạt động của con người là từ đâu ?

A. Từ thực vật.     B. Từ động vật.

C. Từ ánh sáng mặt trời.     D. Từ ôxi và nước.

Đáp án C

Bài 18 trang 79 SBT Sinh học 9: Hiện tượng cây đậu trồng trong chậu đặt bên cửa sổ thường có xu hướng vươn cong về phía chiếu sáng. Hiện tượng này do tác động của nhân tố sinh thái nào?

A. Nhiệt độ.     B. Độ ẩm.

C. Ánh sáng.     D. Không khí.

Đáp án C

Bài 19 trang 79 SBT Sinh học 9: Câu nào sai trong các câu sau ?

A. Ánh sáng có ảnh hưởng đến hình thái và sinh lí của cây. Cây có tính hướng sáng.

B. Ánh sáng là một nhân tố sinh thái.

C. Có nhóm động vật ưa hoạt động ban ngày, có nhóm động vật ưa hoạt động ban đêm.

D. Nhóm động vật ưa sáng gồm những động vật hoạt động chủ yếu vào ban đêm.

Đáp án D

Bài 20 trang 79 SBT Sinh học 9: Nhờ có ánh sáng mà động vật có thể

A. định hướng trong không gian.

B. kiếm mồi.

C. nhận biết các vật.

D. cả A, B và C.

Đáp án D

Bài 21 trang 80 SBT Sinh học 9: Ánh sáng có tác động trực tiếp đến hoạt động sinh lí nào của cây xanh ?

A. Hô hẩp.     B. Quang hợp.

C. Phân chia tế bào.     D. Cả A. B và C.

Đáp án B

Bài 22 trang 80 SBT Sinh học 9: Dựa vào khả năng giữ nhiệt độ ổn định của cơ thể, động vật được chia thành mấy nhóm và là những nhóm nào ?

A. Một nhóm – Nhóm động vật biến nhiệt.

B. Một nhóm – Nhóm động vật hằng nhiệt.

C. Hai nhóm – Nhóm động vật hằng nhiệt và nhóm động vật biến nhiệt.

D. Ba nhóm : A, B và nhóm trung gian.

Đáp án C

Bài 23 trang 80 SBT Sinh học 9: Nhóm động vật nào sau đây gồm toàn độn£ vị: bien nhiệt ?

A. Cá chép, thằn lằn, hổ, gà.

B. Cá rô phi, rắn nước, cá sấu, ốc sên.

C. Báo, gấu, chim bồ câu, đại bàng.

D. Sư tử, hươu, nai, trâu.

Đáp án B

Bài 24 trang 80 SBT Sinh học 9: Cơ quan nào của cây xanh chịu tác động của ánh sáng mặt trời để tiến hành quang hợp, tổng hợp chất hữu cơ từ CO2 và H2O?

A. Rễ.     B. Thân.

C. Lá.     D. Hoa quả.

Đáp án C

Bài 25 trang 80 SBT Sinh học 9: Trong số động vật có xương sống, lớp động vật nào có nhiệt độ cơ thể thay đổi theo nhiệt độ môi trường ?

A. Lớp Cá, lớp Lưỡng cư.     B. Lớp Bò sát.

C. Lớp Chim, lớp Thú.     D. Cả A và B.

Đáp án D

Bài 26 trang 80 SBT Sinh học 9: Trong số động vật có xương sống, lớp động vật thuộc nhóm động vật hằng nhiệt ?

A. Lớp Cá, lớp Lưỡng cư.     B. Lớp Bò sát

C. Lớp Chim, lớp Thú.     D. Cả A và B

Đáp án

Bài 27 trang 80 SBT Sinh học 9: Ếch nhái là động vật sống ở

A. nơi khô ráo.     B. nơi hoang mạc.

C. nơi ẩm ướt.     D. tất cả các nơi.

Đáp án C

Bài 28 trang 81 SBT Sinh học 9: Dựa vào khả năng sống trong môi trường có độ ẩm khác nhau, động vật được chia thành mấy nhóm ? Đó là những nhóm nào ?

A. Một nhóm – Nhóm động vật ưa ẩm.

B. Một nhóm – Nhóm động vật ưa khô.

C. Hai nhóm – Nhóm động vật ưa ẩm và nhóm động vật ưa khô.

D. Ba nhóm : A, B và nhóm trung gian.

Đáp án C

Bài 29 trang 81 SBT Sinh học 9: Nhóm sinh vật nào có khả năng chịu đựng cao đối với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường ?

A. Nhóm sinh vật biến nhiệt.

B. Nhóm sinh vật hằng nhiệt.

C. Không có nhóm nào cả.

D. Cả hai nhóm hằng nhiệt và biến nhiệt.

Đáp án B

Bài 30 trang 81 SBT Sinh học 9: Mỗi sinh vật sống trong môi trường đều có tác động qua lại hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp với các sinh vật khác ở xung quanh. Giữa các sinh vật có mối quan hệ nào sau đây ?

A. Quan hệ cùng loài.

B. Quan hệ khác loài.

C. Cả A và B.

D. Không có quan hệ nào cả.

Đáp án C

Bài 31 trang 81 SBT Sinh học 9: Câu nào sai trong các câu sau ?

A. Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm có tác dụng giảm bớt sức thổi của gió và cây không bị đổ.

B. Trong tự nhiên, động vật sống thành bầy đàn có tác dụng tìm kiếm thức ăn tốt hơn, chống lại kẻ thù tốt hơn.

C. Gặp điều kiện bất lợi, hiện tượng cá thể tách khỏi nhóm làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng.

D. Trong tự nhiên, các sinh vật sinh sống không phụ thuộc vào nhau.

Đáp án D

Bài 32 trang 81 SBT Sinh học 9: Trong quan hệ khác loài, mối quan hệ nào là có lợi cho cả hai loài sinh vật ?

A. Hội sinh.     B. Cộng sinh.

C. Cạnh tranh.     D. Kí sinh và nửa kí sinh.

Đáp án B

Bài 33 trang 82 SBT Sinh học 9: Trong quan hệ khác loài, mối quan hệ nào là có lợi cho một loài còn loài kia không có lợi và cũng không bị hại ?

A. Hội sinh.     B. Cộng sinh.

C. Cạnh tranh.     D. Kí sinh và nửa kí sinh.

Đáp án A

Bài 34 trang 82 SBT Sinh học 9: Các loài sinh vật tranh giành nhau thức ăn, chỗ ở và các điều kiện sống khác của môi trường. Trong điều kiện này, các loài kìm hãm sự phát triển của nhau. Đó là mối quan hệ nào sau đây ?

A. Sinh vật ăn sinh vật khác.

B. Cộng sinh.

C. Cạnh tranh.

D. Kí sinh và nửa kí sinh.

Đáp án C

Bài 35 trang 82 SBT Sinh học 9: Hiện tượng tự tỉa cành là kết quả của mối quan hệ nào sau đây trong điều kiện cây mọc dày, thiếu ánh sáng trong rừng ?

A. Cạnh tranh cùng loài.     B. Cạnh tranh khác loài.

C. Hội sinh.     D. Cả A và B.

Đáp án D

Bài 36 trang 82 SBT Sinh học 9: Ở địa y, quan hệ giữa nấm và tảo là mối quan hệ

A. cộng sinh.     B. hội sinh.

C. cạnh tranh.     D. kí sinh.

Đáp án A

Bài 37 trang 82 SBT Sinh học 9: Trong quan hệ đối địch giữa các loài sinh vật

A. không loài nào có lợi.

B. không loài nào bị hại.

C. một loài được lợi và loài kia bị hại.

D. cả hai loài đều có lợi.

Đáp án C

Bài 38 trang 82 SBT Sinh học 9: Quan hệ đối địch giữa các loài gồm

A. cạnh tranh, kí sinh và nửa kí sinh.

B. nửa kí sinh và kí sinh, sinh vật này ăn sinh vật khác.

C. cạnh tranh và sinh vật này ăn sinh vật khác.

D. cạnh tranh, kí sinh và nửa kí sinh, sinh vật này ăn sinh vật khác.

Đáp án D

Bài 39 trang 83 SBT Sinh học 9: Hiện tượng liền rễ của các cây cùng loài sống gần nhau (rễ của các cây nối liền nhau) là hiện tượng

A. hỗ trợ cùng loài.     B. cạnh tranh cùng loài.

C. hỗ trợ khác loài.     D. cạnh tranh khác loài.

Đáp án A

Bài 40 trang 83 SBT Sinh học 9: Ở cây xương rồng, lá biến thành gai có tác dụng gì ?

A. Chống chọi với sự thay đổi nhiệt độ

B. Chống chọi với sự thay đổi ánh sáng

C. Chống chọi với sự thay đổi độ ẩm

D. Hạn chế sự thoát hơi nước

Đáp án D

Bài 41 trang 83 SBT Sinh học 9: Trong trồng trọt, để có năng suất cao cần có những điều kiện nào sau đây ?

A. Đầy đủ ánh sáng cho quang hợp của cây

B. Nhiệt độ và độ ẩm phù hợp

C. Đầy đủ chất dinh dưỡng

D. Cả A, B và C.

Đáp án D

Điền từ, cụm từ phù hợp vào chỗ trống (…) trong các câu sau.

Bài 42 trang 83 SBT Sinh học 9: Môi trường sống của sinh vật bao gồm tất cả những yếu tố …..(1)……. và hữu sinh bao quanh sinh vật.

Các yếu tố của môi trường bao quanh sinh vật có ảnh hưởng trực tiếp hoặc …….(2)…….đến sinh vật sống trong môi trường đó.

Trong tự nhiên, không có cá thể sinh vật nào sống mà không chịu …..(3)……… của các yếu tố môi trường bao quanh.

Đáp án 1. vô sinh; 2. gián tiếp ; 3. tác động

Bài 43 trang 83 SBT Sinh học 9: Trong tự nhiên, thường không có sinh vật nào sống………..(1) …… với các sinh vật khác. Giữa chúng có những mối quan hệ …………(2)……… và ………(3)……….. Nhờ có các mối quan hệ này mà trong tự nhiên đã thiết lập được sự……….(4)……… sinh học một cách bền vững.

Đáp án 1. tách biệt ; 2. cùng loài ; 3. khác loài ; 4. cân bằng.

Bài 44 trang 83 SBT Sinh học 9: Ánh sáng là một nhân tố sinh thái ảnh hưởng tới đời sống thực vật. Trong tự nhiên, mỗi loài cây thích nghi với điều kiện về…………….. khác nhau. Do vậy, có nhóm cây ưa sáng (bao gồm những cây sống nơi quang đãng) và nhóm cây ưa bóng (bao gồm những cây sống nơi có sáng yếu, ánh sáng tán xạ).

Đáp án ánh sáng

Bài 45 trang 84 SBT Sinh học 9: Độ ẩm là một nhân tố sinh thái ảnh hưởng tới đời sống thực vật. Trong tự nhiên, mỗi loài cây thích nghi với điêu kiện khẩc nhau về……………….. Do vậy, có nhóm cây ưa âm bao sốm những cây sống ở ven các bờ sông suối, dưới tán rừng rậm. trong hang động…) và nhóm cây chịu hạn (bao gồm những cây sống ở hoang mạc, vùng núi đá…).

Đáp án độ ẩm

Hãy ghép nội dung ở cột A với cột B cho phù hợp và ghi kết quả ghép vào cột C .

Bài 46 trang 84 SBT Sinh học 9:

Cột A Cột B Cột C

1. Sinh vật biến nhiệt

2. Sinh vật hằng nhiệt

a) Có nhiệt độ cơ thể ổn định và không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường

b) Ví dụ : cây gạo, cây sáu. cá chép, ba ba, chuồn chuồn, rắn nước, cá sấu

c) Ví dụ : chó, mèo, heo, khỉ, gấu, chuột, con người

d) Có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào sự thay đổi nhiệt độ của môi trường.

1…………..

2…………..

Đáp án 1. b, d ; 2. a, c

Bài 47 trang 84 SBT Sinh học 9:

Cột A Cột B Cột C

1. Quan hệ cùng loài: hỗ trợ.

2. Quan hệ cùng loài: cạnh tranh

a) Điều kiện: môi trường sống không thuận lợi, thiếu thức ăn, chỗ ở,…

b) Điều kiện: sống với nhau thành nhóm tại những nơi có diện tích ( hoặc thể tích) hợp lí và nguồn sống đầy đủ.

1…………..

2…………..

Đáp án 1.b ; 2. a

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1075

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống