Chương 1: Khối đa diện

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Sách Giải Sách Bài Tập Toán 12 Câu hỏi trắc nghiệm chương 1 giúp bạn giải các bài tập trong sách bài tập toán, học tốt toán 12 sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp logic, hình thành khả năng vận dụng kết thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác:

Bài tập trắc nghiệm trang 20, 21, 22, 23, 24 Sách bài tập Hình học 12:

Bài 1.35: Hãy chọn cụm từ (hoặc từ) cho dưới đây để sau khi điền vào chỗ trống khẳng định sau đây trở thành khẳng định đúng:

“Số cạnh của một hình đa diện lớn luôn…….số mặt của hình đa diện ấy.”

A. bằng              B. Nhỏ hơn hoặc bằng

C. nhỏ hơn              D. lớn hơn

Bài 1.36: Hãy chọn cụm từ (hoặc từ) cho dưới đây để sau khi điền nó vào chỗ trống khẳng định sau trở thành khẳng định đúng:

“Số cạnh của một hình đa diện luôn……….số đỉnh của hình đa diện ấy”.

A. bằng              B. lớn hơn

C. nhỏ hơn              D. nhỏ hơn hoặc bằng

Bài 1.37: Khẳng định nào sau đây sai?

A. Hình lập phương là đa diện lồi.

B. Tứ diện là đa diện lồi.

C. Hình hộp là đa diện lồi.

D. Hình tạo bởi hai khối lăng trụ có chung nhau một mặt bên là một hình đa diện lồi.

Bài 1.38: Cho một hình đa diện. Khẳng định nào sau đây là sai?

A. Mỗi đỉnh là đỉnh chung của ít nhất ba cạnh.

B. Mỗi đỉnh là đỉnh chung của ít nhất ba mặt.

C. Mỗi đỉnh là cạnh chung của ít nhất ba mặt.

D. Mỗi mặt có ít nhất ba cạnh.

Bài 1.39: Có thể chia một hình lập phương thành bao nhiêu tứ diện bằng nhau>

A. Hai              B. Vô số

C. Bốn              D. Sáu.

Bài 1.40: Số cạnh của một hình bát diện đều là:

A. Tám              B. Mười

C. Mười hai              D. Mười sáu.

Bài 1.41: Số đỉnh của một hình bát diện đều là:

A. Sáu              B. Tám

C. Mười              D. Mười hai.

Bài 1.42: Số đỉnh của hình mười hai mặt đều là:

A. Mười hai              B. Mười sáu

C. Hai mươi              D. Ba mươi.

Bài 1.43: Số cạnh của hình mười hai mặt đều là:

A. Mười hai              B. Mười sáu

C. Hai mươi              D. Ba mươi.

Bài 1.44: Số đỉnh của hình hai mươi mặt đều là:

A. Mười hai              B. Mười sáu

C. Hai mươi              D. Ba mươi.

Bài 1.45: Cho (H) là khối lăng trụ đứng tam giác đều có tất cả các cạnh bằng a.

Bài 1.46: Cho (H) Là khối chóp tứ giác đều có tất cả các cạnh bằng a.

Bài 1.47: Cho tứ diện ABCD. Gọi B’ và C’ lần lượt là trung điểm của AB và AC. Tỉ số thể tích của khối tứ diện AB’C’D và khối tứ diện ABCD bằng:

A. 1/2              B. 1/4

C. 1/6              D. 1/8.

Bài 1.48: Cho hình lăng trụ ngũ giác ABCD.A’B’C’D’. Gọi A”, B”, C”, D”, E” lần lượt là trung điểm của các cạnh AA’, BB’, CC’, DD’, EE’. Tỉ số thể tích giữa khối lăng trụ ABCDE.A”B”C”D”E” và khối lăng trụ ABCDE.A’B’C’D’ bằng:

A. 1/2              B. 1/4

C. 1/8              D. 1/10.

Bài 1.49: Cho hình chóp tứ giác S.ABCD có thể tích bằng V. Lấy điểm A’ trên cạnh SA sao cho SA’ = SA/3. Mặt phẳng qua A’ và song song với đáy của hình chóp cắt cạnh SB, SC, SD lần lượt tại B’, C’, D’. Thể tích hình chóp S.A’B’C’D’ bằng:

A. V/3              B. V/9

C. V/27              D. V/81.

Bài 1.50: Cho hình chóp tam giác đều S.ABC có cạnh đáy bằng a và khoảng cách từ trọng tâm tam giác ABC đến mặt bên (SAB) bằng a/4. Thể tích của hình chóp bằng:

Bài 1.51: Cho hình chóp tam giác đều S.ABC có cạnh đáy bằng a, diện tích một mặt bên bằng
. Thể tích của hình chóp bằng:

Bài 1.52: Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có cạnh đáy bằng a và khoảng cách từ A đến (SBC) bằng (a√6)/3. Thể tích của hình chóp bằng:

Bài 1.53: Cho hình chóp S.ABC có SA vuông góc với đáy. Mặt phẳng qua A vuông góc với SC cắt SB, SC lần lượt tại M, N. Biết rằng SA = AC = 5, AB = 3, BC = 4. Thể tích khối chóp S.AMN bằng:

Bài 1.54: Cho hình lăng trụ ABC.A’B’C’ có đáy là tam giác đều cạnh a, hình chiếu vuông góc của A’ lên đáy (ABC) trùng với trọng tâm của tam giác ABC và cạnh bên tạo với đáy một góc bằng 60o. Thể tích của hình lăng trụ là:

Bài 1.55: Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’ có đáy là hình chữ nhật, hình chiếu của A’ lên đáy (ABCD) trùng với trung điểm của cạnh AD. Biết rằng AB = a, AD = 2a và thể tích hình hộp đã cho bằng 2a3. Khoảng cách từ B đến mặt phẳng (A’DCB’) bằng:

Bài 1.56: Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình thang vuông ở A và D, cạnh đáy AB = a, cạnh đáy CD = 2a, AD = a. Hình chiếu vuông góc của S lên đáy trùng với trung điểm CD. Biết rằng diện tích mặt bên (SBC) bằng
. Thể tích của hình chóp S.ABCD bằng:

Bài 1.57: Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có mặt bên tạo với đáy một góc bằng 60o và diện tích một mặt bên bẳng a2/2. Thể tích của hình chóp bằng:

Bài 1.58: Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông, SA vuông góc với đáy, SA = AC. Mặt phẳng qua A vuông góc với SC cắt SB, SC, SD lần lượt tại B’, C’, D’. Tỉ số giữa thể tích hình chóp S.A’B’C’D’ và thể tích hình chóp S.ABCD là:

A. 1/6              B. 1/4

C. 1/3              D. 1/2

Bài 1.59: Cho khối lập phương ABCD.A’B’C’D’ cạnh bằng a. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, AD. Mặt phẳng (MB’D’N) chia khối lập phương đã cho thành hai khối đa diện. Gọi (H) là khối đa diện chứa đỉnh A. Thể tích của khối đa diện (H) bằng:

Lời giải:

Đáp án và hướng dẫn giải

1.35. D 1.36. B 1.37. D 1.38. C 1.39. B
1.40. C 1.41. A 1.42. C 1.43. D 1.44. A
1.45. C 1.46. B 1.47. B 1.48. A 1.49. C
1.50. A 1.51. B 1.52. B 1.53. B 1.54. C
1.55. D 1.56. A 1.57. B 1.58. C 1.59. D

Trong phần hướng dẫn này ta luôn gọi đ, c, m theo thứ tự là số đỉnh, số cạnh, số mặt của một khối đa diện.

Bài 1.35: Chọn D.

Vì trong một khối đa diện mỗi mặt có ít nhất ba cạnh và mỗi cạnh là cạnh chung của đúng hai mặt bên nên ta có 2c ≥ 3m. Suy ra c > m.

Bài 1.36: Chọn B.

Vì trong một khối đa diện mỗi đỉnh có ít nhất 3 cạnh đi qua và mỗi cạnh nối hai đỉnh nên ta có 2c ≥ 3đ. Suy ra c > đ.

Bài 1.37: Chọn D.

Hình tạo bởi hai khối lăng trụ lục giác đều bằng nhau có chung nhau một mặt bên không phải là hình đa diện lồi.

Bài 1.38: Chọn C.

Dựa vào định nghĩa khối đa diện. Mỗi cạnh là cạnh chung của đúng hai mặt.

Bài 1.39: Chọn B.

Mỗi hình lập phương cạnh a có thể chia thành 8 hình lập phương cạnh bằng a/2, 64 hình lập phương cạnh bằng a/4,… Do đó có thể chia một hình lập phương vô số hình lập phương bằng nhau. Mỗi hình lập phương lại có thể chia thành 6 hình tứ diện bằng nhau. Suy ra, có thể chia một hình lập phương thành vô số hình tứ diện bằng nhau.

Bài 1.40: Chọn C.

Cách 1. Dựa vào lí thuyết: Bảng tóm tắt của năm loại khối đa diện đều.

Cách 2. Hình bát diện đều thuộc loại (3;4), nên 2c = 3 x 8, suy ra c = 12.

Bài 1.41: Chọn A.

Làm tương tự bài 1.40: 2c = 3 x 8 = 4đ, suy ra đ = 6.

Bài 1.42: Chọn B.

Làm tương tự bài 1.40: 2c = 5 x 12 = 3đ, suy ra đ = 20.

Bài 1.43: Chọn D.

Làm tương tự bài 1.40: 2c = 5 x 12, suy ra c = 30.

Bài 1.44: Chọn A.

Làm tương tự bài 1.40: 2c = 3 x 20 = 5đ, suy ra đ = 12.

Bài 1.45: Chọn C.

Để ý rằng diện tích tam giác đều cạnh a bằng

Bài 1.46: Chọn B.

Chiều cao của (H) bằng (a√2)/2.

Bài 1.47: Chọn B.

Bài 1.48: Chọn A.

Để ý rằng hai khối lăng trụ đó có diện tích đáy bằng nhau, tỉ số hai đường cao tương ứng bằng 1/2.

Bài 1.49: Chọn C.

Bài 1.50: Chọn A.

Gọi H là trọng tâm tam giác ABC, M là trung điểm AB, I là chân đường cao vuông góc hạ từ H đến SM. Khi đó HI = d(H,(SAB)). Từ đó tính được SH.

Bài 1.51: Chọn B.

Gọi I là trung điểm BC. Kẻ SH vuông góc với AI. Khi đó SH là đường cao của hình chóp S.ABC.

Dễ thấy H là trọng tâm của tam giác ABC, SI là đường cao của tam giác SBC. Từ đó tính được SI và SH.

Bài 1.52: Chọn D.

Gọi H, M, N theo thứ tự là các trung điểm của các cạnh AC, BC, AD.

Kẻ NI ⊥ SM (I ∈ SM). Để ý rằng AN // (SBC)

Do đó NI = d(N,(SBC)) = d(A,(SBC)) = (a√6)/3

Từ hai tam giác đồng dạng SHM và NIM ta tính được SH.

Bài 1.53: Chọn B.

Dễ thấy AB ⊥ BC. Suy ra SB ⊥ BC, ΔSMN đồng dạng với ΔSCB, do đó

Bài 1.54: Chọn C.

Gọi H là trọng tâm của tam giác ABC. Khi đó chiều cao của lăng trụ bằng A’H = AH.tan60o

Bài 1.55: Chọn D.

Gọi H là trung điểm của cạnh AD. Kẻ HI vuông góc với A’D tại I. Khi đó d(B,(A’DCB’)) = d(A,(A’DCB’)) = 2d(H,(A’DCB’)) = 2HI.

Bài 1.56: Chọn A.

Gọi H là trung điểm của CD, M là trung điểm của BC. Khi đó HM ⊥ BC, SM ⊥ BC. Dễ thấy tam giác HBC vuông cân ở H, do đó tính được Bc, SM. Từ đó tính được SH.

Bài 1.57: Chọn B.

Gọi H = (AC) ∩ (BD), khi đó SHBA = SSAB.cos60o

Bài 1.58: Chọn C.

Dễ thấy BD ⊥ SC, nên BD // (AB’C’D’), suy ra BD // B’D’.

Gọi I = AC ∩ BD, J = AC’ ∩ SI, khi đó J là trọng tâm của tam giác SAC và J ∈ B’D’.

Suy ra

Do đó dễ thấy

Bài 1.59: Chọn D.

Dễ thấy A’A, B’M, D’N đồng quy tại S, SA’ = 2a. Từ đó, ta tính được VS.A’B’D’ và VS.AMN. Suy ra tính được V(H)

Câu hỏi và bài tập chương 2:

– Thế nào là một mặt tròn xoay? Tìm trong thực tế một ví dụ về mặt tròn xoay.

– Định nghĩa hình nón, hình trụ. Trong thực tế một ví dụ về hình nón, hình trụ

Lời giải:

– Trong mặt phẳng (P) cho hai đường thẳng Δ và l song song với nhau, cách nhau một khoảng bằng r. Khi quay mặt phẳng (P) xung quanh trục Δ thì đường thẳng l sinh ra một mặt tròn xoay gọi là mặt trụ tròn xoay và được gọi tắt là mặt trụ.

– Hình trụ là hình giới bạn bởi mặt trụ và hai đường tròn bằng nhau, là giao tuyến của mặt trụ và 2 mặt phẳng vuông góc với trục.

Hình trụ là hình tròn xoay khi sinh bởi bốn cạnh của hình một hình chữ nhật khi quay xung quanh một đường trung bình của hình chữ nhật đó.

– Khi quay một tam giác vuông góc AOC một vòng quanh cạnh góc vuông OA cố định thì được một hình nón.

     + Cạnh OC tạo nên đáy của hình nón, là một hình nón tâm O.

     + Cạnh AC quét lên mặt xung quanh của hình nón, mỗi vị trí của nó được gọi là một đường sinh, chẳng hạn AD là một đường sinh .

     + A là đỉnh và AO là đường cao của hình nón.


 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 886

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống