A – Hình lăng trụ đứng

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Sách Giải Sách Bài Tập Toán 8 Bài 4: Hình lăng trụ đứng giúp bạn giải các bài tập trong sách bài tập toán, học tốt toán 8 sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp logic, hình thành khả năng vận dụng kết thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác:

Bài 26 trang 138 sách bài tập Toán 8 Tập 2: Trong các hình vẽ sau đây, hình vẽ nào biểu diễn một hình lăng trụ đứng?

Lời giải:

Hình số (3), (4), (5) là hình lăng trụ đứng.

Bài 27 trang 138 sách bài tập Toán 8 Tập 2: Một lăng trụ đứng, đáy là một tam giác thì lăng trụ đó có:

A. 6 mặt, 9 cạnh, 5 đỉnh

B. 5 mặt, 9 cạnh, 6 đỉnh

C. 6 mặt, 5 cạnh, 9 đỉnh

D. 5 mặt, 6 cạnh, 9 đỉnh

Kết quả nào trên đây là đúng?

Lời giải:

Một lăng trụ đứng, đáy là một tam giác thì lăng trụ đó có 5 mặt, 9 cạnh, 6 đỉnh.

Vậy chọn đáp án B

Bài 28 trang 138 sách bài tập Toán 8 Tập 2: Hãy cho bịết:

a. Một lăng trụ đứng có 6 mặt thì đáy của hình lăng trụ là hình gì?

b. Một lăng trụ đứng có 8 mặt thì đáy của hình lăng trụ là hình gì?

Lời giải:

a. Một lăng trụ đứng có 6 mặt thì đáy là một tứ giác

b, Một lăng trụ đứng có 8 mặt thì đáy của lăng trụ đó là một lục giác

Bài 29 trang 139 sách bài tập Toán 8 Tập 2: Hình vẽ biểu diễn một lăng trụ đứng có đáy là tam giác. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là đúng?

a. Các cạnh bên AB và AD vuông góc với nhau;

b. Các cạnh bên BE và EF vuông góc với nhau;

c. Các cạnh bên AC và DF vuông góc với nhau

d. Các cạnh bên AC và DF song song với nhau;

e. Hai mặt phẳng (ABC) và (DEF) song song với nhau;

f. Hai mặt phẳng (ACFD) và (BCFE) song song với nhau;

g. Hai mặt phẳng (ABED) và (DEF) vuông góc với nhau.

Lời giải:

a. Sai vì AB không phải là cạnh bên.

b. Sai vì EF không phải là cạnh bên.

c. Sai vì AC và DF không phải là cạnh bên và không vuông góc.

d. Sai vì AC và DF không phải là cạnh bên.

e. Đúng vì mp (ABC) // mp (DEP).

f. Sai vì mp (ACFD) và mp (BCFE) cắt nhau.

g. Đúng vì mp (ABED) và mp (DEP) vuông góc với nhau

Bài 30 trang 139 sách bài tập Toán 8 Tập 2: ABCD.XYHK là một lăng trụ đứng có đáy là một hình chữ nhật.

a. Quan sát hình và chỉ ra những cặp mặt phẳng song song với nhau.

b. Những cặp mặt phẳrig nào vuông góc với nhau?

c. Hai mặt phẳng (BCHY) và (KXYH) có vuông góc với nhau hay không?

d. Sử dụng kí hiệu // và ⊥ để điền vào các ô trống ở bảng sau:

Lời giải:

a. Những cặp mặt phẳng song song với nhau là:

mp(ABCD) và mp(XYHK)

mp(ADKX) và mp(BCHY)

mp(ABYX) và mp(CDKH)

b. Những cặp mặt phẳng vuông góc với nhau là:

mp (ABCD) và mp.(ADKX); mp (XYHK) và mp (ADKX)

mp (ABCD) và mp (ABYX); mp (XYHK) và mp (ABYX)

mp (ABCD) và mp mp (BCHY); mp (XYHK) và mp (BCHY)

mp (ABCD) và mp (CDKH); mp (XYHK) và mp (CDKH)

mp(ADKX) và mp(CDKH) ;mp (ADKX) và mp (ABYX)

mp (BCHY) và mp (CDKH); mp (BCHY) và mp (ABYX)

c; Hai mặt phẳng (BCHY) và (KXYH) vuông góc với nhau

d.

Bài 31 trang 140 sách bài tập Toán 8 Tập 2: Quan sát các hình khai triển trên hình vẽ dưới rồi cho biết: Cạnh nào sẽ được ghép với cạnh AB để được hình lăng trụ đứng (sử dụng các số cho trên hình)

Lời giải:

Hình a có 5 mặt ghép thành lăng trụ đứng có đáy là tam giác thì cạnh 2 sẽ được ghép với cạnh AB ta sẽ được lăng trụ đứng

Hình b có 5 mặt ghép thành lăng trụ đứng là tam giác có cạnh là AB nên cạnh số 1 ghép với cạnh AB ta sẽ được lăng trụ đứng

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1007

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống