Chương 2: Sóng cơ và sóng âm

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Giải Sách Bài Tập Vật Lí 12 – Bài 11: Đặc trưng sinh lí của âm giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

Bài 11.1, 11.2 trang 28 Sách bài tập Vật Lí 12:

11.1. Hãy chọn phát biểu đúng.Âm do hai nhạc cụ khác nhau phát ra luôn luôn khác nhau về

A. Độ cao        B. độ to.

C. Âm sắc        D. cả độ cao, độ to lẫn âm nhạc.

11.2. Hãy chọn câu đúng.

A. Âm MÌ trầm hơn và có tần số gấp đôi tần số của âm MÍ.

B. Âm MÌ trầm hơn và có tần số bằng một nửa tần số âm MÍ.

C. Âm MÌ cao hơn và có tần số gấp đôi tần số của âm MÍ.

D. Âm MÌ cao hơn và có tần số bằng một nửa tần số của âm MÍ.

Lời giải:

11.1 11.2
C B

Bài 11.3, 11.4, 11.5, 11.6, 11.7, 11.8, 11.9, 11.10 trang 29 Sách bài tập Vật Lí 12:

11.3. Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lí gắn liền với đặc trưng vật lí nào dưới đây của âm ?

A. Tần số.        B. Cường độ.

C. Mức cường độ.        D. Đồ thị dao động.

11.4. Độ to của âm là một đặc trưng sinh lí gắn liền với đặc trưng vật lí nào dưới đây của âm ?

A. Tần số.        B. Cường độ.

C. Mức cường độ.        D. Đồ thị dao động.

11.5. Âm sắc của một âm là một đặc trưng sinh lí gắn liền với đặc trưng vật lí nào dưới đây của âm ?

A. Tần số.        B. Cường độ.

C. Mức cường độ.        D. Đồ thị dao động.

11.6. Chỉ ra phát biểu sai.

Một âm LA của đàn dương cầm (pianô) và một âm LA của đàn vĩ cầm (violon) có thể có cùng

A. độ cao.        B. cường độ.

C. độ to.        D. âm sắc.

11.7. Hãy chọn phát biểu đúng.

Hai âm RÊ và SOL của cùng một dây đàn ghi ta có thể có cùng

A. tần số.        B. độ cao.        C. độ to.        D. âm sắc.

11.8. Hãy chọn phát biểu đúng.

Để có thể làm cho tiếng đàn oocgan nghe giống hệt tiếng đàn pianô hoặc tiếng kèm saxo,… người ta phải thay đổi

A. độ cao.        B. tần số.

C. độ to.        D. âm sắc của âm phát ra.

11.9. Tại một điểm, đại lượng đo bằng lượng năng lượng mà sóng âm truyền qua một đơn vị diện tích đặt tại điểm đó, vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian là

A. độ to của âm.        B. mức cường độ âm.

C. độ cao của âm.        D. cường độ âm.

11.10. Khái niệm âm sắc chỉ có ý nghĩa khi ta nói về

A. hai âm có độ cao khác nhau, do hai nhạc cụ khác nhau phát ra.

B. hai âm có độ cao khác nhau, do cùng một nhạc cụ phát ra.

C. hai âm có cùng độ cao, do hai nhạc cụ khác nhau phát ra.

D. hai âm có cùng độ cao, do cùng một nhạc cụ phát ra.

Lời giải:

11.3 11.4 11.5 11.6 11.7 11.8 11.9 11.10
A C D D C D D C

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1117

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống