Chương 4: Lá

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Giải Bài Tập Sinh Học 6 – Bài 25: Biến dạng của lá giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 25 trang 83: Tìm các thông tin về lá biến dạng theo hướng dẫn dưới đây:

– Quan sát cây xương rồng hoặc H.25.1, hãy cho biết:

+ Lá của cây xương rồng có đặc điểm gì?

+ Vì sao đặc điểm đó giúp cho cây có thể sống ở những nơi khô hạn, thiếu nước?

– Quan sát H.25.2 và H.25.3, hãy cho biết:

+ Một số lá chét của cây đậu Hà Lan và lá ở ngọn cây mây có gì khác với các lá bình thường?

+ Những lá có biến đổi như vậy có chức năng gì đối với cây?

– Quan sát củ riềng hoặc củ dong ta (H.25.4):

+ Tìm những vảy nhỏ có ở trên thân rễ, hãy mô tả hình dạng và màu sắc của chúng.

+ Những vảy đó có chức năng gì đối với các chồi của thân rễ?

– Quan sát củ hành (H.25.5) và cho biết:

+ Phần phình to thành củ là do bộ phận nào của lá biến thành và có chức năng gì?

Trả lời:

– H.25.1:

+ Lá cây xương rồng có dạng gai.

+ Lá biến thành gai giúp cho cây có thể sống ở những nơi khô hạn, thiếu nước vì nó giúp giảm sự thoát hơi nước để giữ lại nước cho cơ thể.

– H.25.2 và H.25.3:

+ Một số lá chét của cây đậu Hà Lan và lá ở ngọn cây mây có dạng tua cuốn, tay có móc.

+ Lá có dạng tua cuốn, tay có móc giúp cây leo lên cao.

– Củ riềng hoặc củ dong ta (H.25.4):

+ Những vảy nhỏ có ở trên thân rễ là vảy dạng mảnh và màu nâu nhạt.

+ Những vảy đó có chức năng che chở, bảo vệ cho chồi của thân rễ.

– Củ hành (H.25.5):

+ Phần phình to thành củ là do bẹ lá phình to thành vảy dày, màu trắng có chức năng dự trữ cho cây.

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 25 trang 85: Hãy liệt kê tất cả những đặc điểm về hình thái và chức năng của các loại lá biến dạng đã tìm hiểu ở trên vào bảng dưới đây, sử dụng các từ sau để gọi tên các loại lá biến dạng đó:

Lá bắt mồi, lá vảy, lá biến thành gai, tua cuốn, lá dự trữ, tay móc

STT Tên vật mẫu Đặc điểm hình thái của lá biến dạng Chức năng của lá biến dạng Tên lá biến dạng
1 Xương rồng
2 Lá đậu Hà Lan
3 Lá mây
4 Củ dong ta
5 Củ hành
6 Cây bèo đất
7 Cây nắp ấm

Trả lời:

STT Tên vật mẫu Đặc điểm hình thái của lá biến dạng Chức năng của lá biến dạng Tên lá biến dạng
1 Xương rồng Lá biến thành gai Giảm sự thoát hơi nước Lá biến thành gai
2 Lá đậu Hà Lan Lá có dạng tua cuốn Giúp cây leo lên Tua cuốn
3 Lá mây Lá có ngọn dạng tay móc Giúp cây bám và leo lên Tay móc
4 Củ dong ta Lá có dạng vảy mỏng, màu nâu nhạt Che chở cho chồi của thân rẽ Lá vảy
5 Củ hành Bẹ lá phình to thành vảy dày Chứa chất dự trữ Lá dự trữ
6 Cây bèo đất Thân lá có nhiều lông tuyến tiết chất dinh dưỡng để thu hút và tiêu hóa mồi. Bắt và tiêu hóa mồi Lá bắt mồi
7 Cây nắp ấm Gân lá phát triển thành bình có nắp đậy, thành bình tiết chứa chất dịch để thu hút và tiêu hóa mồi. Bắt và tiêu hóa mồi Lá bắt mồi

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 25 trang 85: Xem lại bảng trên, hãy cho biết sự biến dạng của lá có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Sự biến dạng của lá có ý nghĩa: phù hợp với điều kiện sống khác nhau của thực vật với chức năng bảo vệ cây như giảm sự thoát hơi nước, giúp cây leo lên, che chở và bảo vệ, bắt mồi……..

Câu 1 trang 85 Sinh học 6: Sự biến dạng của lá có ý nghĩa gì? Lá của một số loại cây xương rồng biến thành gai có ý nghĩa gì?

Trả lời:

– Chức năng chính của lá là chế tạo chất dinh dưỡng cho cây. Tuy nhiên, một số loại cây có lá biến dạng để thực hiện những chức năng khác giúp cây thích nghi với điều kiện sống của chúng.

– Lá một số loại cây như xương rồng lá lại biến thành gai là vì: Chúng thường sống trong những điều kiện khô hạn. khắc nghiệt, nên lá biến thành gai giúp cây giảm bớt sự thoát hơi nước.

Câu 2 trang 85 Sinh học 6: Có những loại lá biến dạng phổ biến nào? Chức năng của mỗi loại là gì?

Trả lời:

– Lá biến thành cơ quan bắt mồi như lá cây nắp ấm: gân chính của một số lá kéo dài và phát triển thành hình có nắp đậy. Trong bình có chất dịch hấp dẫn sâu bọ, khi sâu bọ chui vào nắp đậy lại, con mồi sẽ chết và bị tiêu hóa bới dịch tiêu hóa.

– Lá biến thành cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng như lá cây hành, tỏi. Phân bẹ lá dày lên trớ thành cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng cho cây.

– Lá biến thành gai như lá cây xương rồng, do sống ở những nơi khô cằn thiếu nước, lá biến thành gai để giảm sự thoát hơi nước của cây thì mới tồn tại được.

– Lá biến thành vảy như lá cây dong ta, lá có dạng vảy mỏng che chở cho thân rễ sống ở dưới đất.

Câu 3 trang 85 Sinh học 6: Kể tên một số cây có lá biến dạng ở địa phương và nêu chức năng của chúng.

Trả lời:

Ở mỗi địa phương thì chủ yếu có cây dong ta và xương rồng biến dạng lá.

– Lá biến thành gai như lá cây xương rồng, do sống ở những nơi khô cằn thiếu nước, lá biến thành gai để giảm sự thoát hơi nước của cây thì mới tồn tại được.

– Lá biến thành vảy như lá cây dong ta, lá có dạng vảy mỏng che chở cho thân rễ sống ở dưới đất.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 942

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống