Chương 7: Quả và hạt

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Giải Bài Tập Sinh Học 6 – Bài 35: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 35 trang 113: Chọn một hạt đỗ tốt, khô bỏ vào 3 cốc thủy tinh, mỗi cốc 10 hạt, cốc 1 không bỏ gì thêm, cốc 2 đổ nước cho ngập hạt khoảng 6 – 7 cm, cốc 3 lót xuống dưới những hạt đỗ một lớp bông ẩm rồi để cả 3 cốc ở chỗ mát (H.35.1).

– Sau 3 – 4 ngày, đếm số hạt nảy mầm ở mỗi cốc, viết kết quả của thí nghiệm vào bảng sau:

STT Điều kiện thí nghiệm Kết quả thí nghiệm (số hạt nảy mầm)
Cốc 1 10 hạt đỗ đen để khô
Cốc 1 10 hạt đỗ đen ngâm ngập trong nước
Cốc 3 10 hạt đỗ đen để trên bông tẩm

– Từ bảng trên, hãy suy nghĩ để trả lời câu hỏi:

+ Hạt đỗ ở cốc nào đã nảy mầm?

+ Giải thích vì sao hạt đỗ ở các cốc khác không nảy mầm được?

+ Kết quả của thí nghiệm cho ta biết hạt nảy mầm cần những điều kiện gì?

Trả lời:

Trả lời câu hỏi:

+ Hạt đỗ ở cốc 3 nảy mầm.

+ Hạt đỗ ở cốc 1 không nảy mầm vì thiếu nước, hạt đỗ ở cốc 2 không nảy mầm vì thiếu khí oxi.

+ Điều kiện cho sự nảy mầm của hạt là nước và khí oxi.

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 35 trang 114: – Làm một cốc thí nghiệm có những điều kiện giống cốc số 3 trong thí nghiệm 1, rồi để trong hộp xốp đựng nước đá. Quan sát kết quả sau 3 – 4 ngày.

– Trả lời câu hỏi:

+ Hạt đỗ trong cốc thí nghiệm này có nảy mầm được không? Vì sao?

+ Ngoài điều kiện đủ nước, đủ không khí, hạt nảy mầm còn cần điều kiện nào nữa?

Trả lời:

Trả lời câu hỏi:

+ Hạt đỗ trong cốc thí nghiệm không nảy mầm.

+ Ngoài nước và không khí, để hạt nảy mầm còn cần nhiệt độ thích hợp.

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 35 trang 114: – Sau khi gieo hạt gặp trời mưa to nếu đất bị úng phải tháo hết nước ngay vì úng nước làm hạt thiếu không khí, sẽ không thể nảy mầm

Trả lời:

– Phải làm đất thật tơi xốp trước khi gieo hạt để cho đất thoáng khí

– Khi trời rét phải phủ rơm rạ cho hạt đã gieo để giữ nhiêt độ thích hợp cho hạt nảy mầm

– Gieo hạt hạt đúng thời vụ thì hạt sẽ có đủ các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm để nảy mầm

– Phải bảo quản tốt hạt giống thì sức nảy mầm vụ sau sẽ tốt hơn.

Câu 1 trang 115 Sinh học 6: Trong thí nghiệm 2 ta đã dùng cốc thí nghiệm nào để làm đối chứng? Giữa cốc đối chứng và cốc thí nghiệm chỉ khác nhau về điều kiện nào? Thí nghiệm nhằm chứng minh điều gì?

Trả lời:

– Cốc 3 ở thí nghiệm 1 được dùng làm cốc đối chứng.

– Giữa cốc thí nghiệm và cốc đối chứng giống nhau về các điều kiện: hạt giống, nước, không khí. nhưng khác nhau về điều kiện nhiệt độ.

– Thí nghiệm nhằm chứng minh dù có đầy đủ các điều kiện khác, nhưng nếu lạnh quá hạt cũng không nảy mầm được. Vậy hạt nảy mầm còn cần có nhiệt độ thích hợp.

Câu 2 trang 115 Sinh học 6: Những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nảy mầm?

Trả lời:

– Điều kiện bên trong: chất lượng hạt giống (hạt có đủ dinh dưỡng và đủ các bộ phận).

– Điều kiện bên ngoài: nước, nhiệt độ, không khí.

Câu 3 trang 115 Sinh học 6: Cần phải thiết kế thí nghiệm như thế nào để chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống?

Trả lời:

– Muốn chứng minh được sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống, cần thiết kế thí nghiệm như sau: Làm nhiều cốc thí nghiệm giống nhau về tất cả các điều kiện bên ngoài (đủ nước, đủ không khí. có nhiệt độ thích hợp), nhưng khác nhau về chất lượng hạt giống.

– Ví dụ, chỉ để một cốc có hạt giống tốt (hạt chắc. mẩy. không bị sứt sẹo, không bị sâu bệnh) còn các cốc khác đều có một trong những loại hạt giống xấu (hại bị mọt. hạt bị mốc, hạt bị lép, hạt bị sứt sẹo…).

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4.9 / 5. Số lượt đánh giá: 992

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống