Chương 3: Các ngành giun

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Giải Bài Tập Sinh Học 7 – Bài 13: Giun đũa giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 13 trang 48: Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

   – Giun cái dài và mập hơn giun đực có ý nghĩa gì?

   – Nếu giun đũa thiếu lớp vỏ cuticun thì số phận chúng như thế nào?

   – Ruột thẳng và kết thúc tại hậu môn của giun đũa so với ruột phân nhánh của giun dẹp (chưa có hậu môn) thì tốc độ tiêu hóa ở loài nào cao hơn? Tại sao?

   – *Nhờ đặc điểm nào giun đũa chui được vào ống mật và hậu quả sẽ như thế nào?

Lời giải:

   – Kích thước con cái to hơn có ý nghĩa trong sinh sản vì chúng sinh sản rất nhiều

   – Vỏ cutincun có vai trò như bộ giáp bảo vệ chúng không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa ở ruột → nếu thiếu sẽ bị tiêu hủy → chết.

   – Ruột thẳng và kết thúc tại hậu môn của giun đũa tiến hóa hơn vì con đường dẫn truyền thức ăn ngắn hơn và giun đũa vừa tiêu hóa vừa hấp thụ chất dinh dưỡng → hiệu quả tiêu hóa nhanh và hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng.

   – Đặc điểm cơ thể thuon dài như chiếc đũa thon gọn 2 đầu → chui được vào ống mật. khi chui được vào cơ dọc phát triển dẫn đến hậu quả bị tắc ống mật, ruột mất chất dinh dưỡng, gây độc tố cho cơ thể.

   → Cơ thể vật chủ ngày càng ốm yếu, xanh xao, gây đau bụng.

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 13 trang 49: Dựa vào sơ đồ vòng đời của giun đũa và thông tin trên, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

   – Rửa tay trước khi ăn và không ăn rau sống có liên quan gì đến giun đũa?

   – Tại sao y học khuyên mỗi người nên tẩy giun từ 1-2 lần trong 1 năm?

Lời giải:

   – Ở tay và rau sống có rất nhiều giun đũa, nếu không rửa sạch thì cơ thể sẽ rất dễ bị giun đũa nhâm nhập → ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

   – Vì ở trong ruột có nhiều giun đũa kí sinh, làm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ đường ruột → diệt định kì.

Bài 1 (trang 49 sgk Sinh học 7): Đặc điểm cấu tạo nào của giun đũa khác với sán lá gan ?

Lời giải:

Sán lá gan Giun đũa
– Cơ thể hình lá, dẹp theo chiều lưng bụng.

– Cơ thể thon dài, 2 đầu thon lại.

– Tiết diện ngang hình tròn.

– Các giác bám phát triển.

– Phát triển cơ dọc, cơ vòng, cơ lưng bụng.

– Có lớp vỏ cutincun bọc ngoài cơ thể.

– Cơ dọc phát triển

– Có hai nhánh ruột vừa tiêu hóa vừa dẫn thức ăn nuôi cơ thể, không có hậu môn. – Ống tiêu hóa bắt đầu từ miệng, kết thúc ở hậu môn.

– Sinh sản:

+ Lưỡng tính (có bộ phận đực và cái riêng, có tuyến noãn hoàng).

+ Đẻ 4000 trứng mỗi ngày.

– Sinh sản:

+ Phân tính, tuyến sinh dục đực và cái đều ở dạng ống.

+ Thụ tinh trong, con cái đẻ khoảng 200000 trứng một ngày.

Bài 2 (trang 49 sgk Sinh học 7): Nêu tác hại của giun đũa với sức khỏe con người ?

Lời giải:

 Tác hại của giun đũa đối với sức khỏe con người.

    – Giun đũa kí sinh ở ruột non lấy chất dinh dưỡng của cơ thể, đôi khi có thể làm tắc ruột.

    – Giun đũa kí sinh nếu chui vào ống mật sẽ làm tắc ống mật.

    – Giun đũa tiết độc tố, làm cơ thể bị ngộ độc.

    – Người mắc giun đũa có khả năng lây bệnh cao cho cộng đồng.

Bài 3 (trang 49 sgk Sinh học 7): Nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người ?

Lời giải:

 Các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người là:

    – Ăn chín, uống sôi,

    – Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh,

    – Giữ vệ sinh cá nhân và nơi sống,

    – Thức ăn bảo quản trong lồng bàn, tủ kín; không sử dụng thực phẩm ôi thiu.

    – Diệt trừ ruồi nhặng,

    – Xây dựng khu vực vệ sinh an toàn, khoa học.

    – Sử dụng phân xanh một cách khoa học vì lợi ích và sức khỏe của gia đình và cộng đồng.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1081

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống