Chương 3: Các ngành giun

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Giải Bài Tập Sinh Học 7 – Bài 17: Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành Giun đốt giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 17 trang 59: Bổ sung thêm các đại diện giun đốt mà em biết. Thảo luận và chọn cụm từ thích hợp vào bảng 1 để thấy rõ sự đa dạng về loài, lối sống và môi trường sống của giun đốt.

Lời giải:

Bảng 1. Đa dạng của ngành giun đốt

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 17 trang 60:

   – Thảo luận, đánh dấu và điền nội dung phù hợp để hoàn thành bảng 2

   – Thảo luận, rút ra đặc điểm chung của ngành giun đốt.

   – Hãy tìm đại diện giun đốt điền vào chỗ trống phù hợp với ý nghĩa thực tiễn của chúng.

Lời giải:

Bảng 2. Đặc điểm chung của ngành giun đốt

 – Đặc điểm chung: cơ thể phân đốt, có thể xoang, ống tiêu hóa phân hóa, bắt đầu có hệ tuần hoàn, di chuyển nhờ chi bên, tơ hay hệ cơ của thành cơ thể, hô hấp qua da hay mang.

   → Giun đốt có vai trò lớn đối với hệ sinh thái và cơ thể con người.

 – Các đại diện:

   + Làm thức ăn cho người: rươi

   + Làm cho đất trồng xốp, thoáng: giun đất

   + Làm màu mỡ đất trồng: giun đất

   + Làm thức ăn cho cá: rươi, giun đỏ,…

   + Có hại cho động vật và người: đỉa, vắt,…

Bài 1 (trang 61 sgk Sinh học 7): Hãy kể thêm tên một số giun đốt khác mà em biết ?

Lời giải:

  Một số loài giun đốt thường gặp ở địa phương là: giun ống, giun ít tơ (ở ao hồ), đỉa, giun đỏ, bông thùa (ở đáy bùn), giun mang trùm, rươi (ở vùng nước lợ), vắt (ở rừng) …

Bài 2 (trang 61 sgk Sinh học 7): Để giúp nhận biết các đại diện ngành Giun đốt ở thiên nhiên cần dựa vào đặc điểm cơ bản nào ?

Lời giải:

  Nhận biết đại diện ngành giun đốt trong tự nhiên dựa vào đặc điểm cơ thể phân đốt

Bài 3 (trang 61 sgk Sinh học 7): Vai trò thực tiễn của Giun đốt gặp ở địa phương em ?

Lời giải:

Vai trò thực tiễn của giun đốt là :

   – Giun đốt cày xới đất làm đất tơi xốp, có vai trò quan trọng đối với cây trồng và cây cối trong tự nhiên. Chúng còn là thức ăn tốt cho các loại gia cẩm (gà, vịt, ngan, ngỗng).

   – Một số loài giun đốt biển (giun nhiều tơ, rọm, sá sùng …) là thức ăn cho một số động vật nước như cá.

   – Giun đỏ là thức ăn của cá cảnh.

   – Tuy nhiên, có một số loài như đỉa, vắt là vật kí sinh gây hại cho động vật.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 919

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống