Phần Hình học – Chương 1: Đoạn thẳng

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Sách giải toán 6 Bài 10: Trung điểm của đoạn thẳng giúp bạn giải các bài tập trong sách giáo khoa toán, học tốt toán 6 sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp logic, hình thành khả năng vận dụng kết thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác:

Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 10 trang 125: Nếu dùng một sợi dây để “chia” một thanh gỗ thành hai phần bằng nhau thì làm thế nào ?

Lời giải

Dùng sợi dây để “ chia” một thanh gỗ thành hai phần bằng nhau ta làm như sau:

– Ta đặt sợi dây sao cho thu được một đoạn bằng độ dài của thanh gỗ

– Ta gập đoạn sợi dây đó lại sao cho hai đầu sợi dây trùng nhau. Nếp gập cắt sợi dây thành hai phần bằng nhau.

Sau đó ta đặt sợi dây vừa gập lên thanh gỗ ta sẽ tìm được điểm chia thanh gỗ thành hai phần bằng nhau.

Bài 60 (trang 125 SGK Toán 6 Tập 1): Trên tia Ox, vẽ hai điểm A, B sao cho OA = 2cm, OB = 4cm.

a) Điểm A có nằm giữa hai điểm O và B không?

b) So sánh OA và AB.

c) Điểm A có là trung điểm của đoạn thẳng OB không? Vì sao?

Lời giải

a)

Vì hai điểm A và B đều nằm trên tia Ox mà OA = 2cm < OB = 4cm nên điểm A có nằm giữa hai điểm O và B.

b)

A nằm giữa O và B nên: OA + AB = OB

suy ra AB = OB – OA = 4 – 2 = 2cm.

Ta thấy: OA = 2cm = AB. Vậy OA = AB.

c)

Vì A nằm giữa O và B mà OA = AB nên A là trung điểm của đoạn thẳng OB.

Bài 61 (trang 125 SGK Toán 6 Tập 1): Cho hai tia đối nhau Ox, Ox. Trên tia Ox vẽ điểm A sao cho OA = 2cm. Trên tia Ox vẽ điểm B sao cho OB = 2cm. Hỏi O có là trung điểm của đoạn thẳng AB không? Vì sao?

Lời giải

Vì A nằm trên tia Ox, B nằm trên tia Ox mà Ox và Ox đối nhau nên O nằm giữa A và B.

Mà OA = OB = 2cm nên O là trung điểm của đoạn thẳng AB.

Bài 62 (trang 126 SGK Toán 6 Tập 1): Gọi O là giao điểm của hai đường thẳng xx, yy. Trên xx vẽ đoạn thẳng CD dài 3cm, trên yy vẽ đoạn thẳng EF dài 5cm sao cho O là trung điểm của mỗi đoạn thẳng ấy.

Lời giải

Vì O là trung điểm của CD và EF nên:

OC = OD = CD:2 = 3:2 = 1,5cm

OE = OF = EF:2 = 5:2 = 2,5cm

– Đầu tiên vẽ hai đường thẳng xx, yy cắt nhau tại O.

– Nếu dùng compa:

   + Trên đường thẳng xx, đặt mũi nhọn compa tại điểm O, quay compa có độ mở là 1,5cm một vòng tròn sẽ cắt xx tại hai điểm. Đó chính là hai điểm C và D cần vẽ.

   + Trên đường thẳng yy, đặt mũi nhọn compa tại điểm O, quay compa có độ mở 2,5cm một vòng tròn sẽ cắt yy tại hai điểm E và F cần tìm.

– Nếu dùng thước kẻ:

   + Đặt cạnh thước trùng với đường thẳng xx sao cho vạch 1,5cm trùng với điểm O. Cách vạch chỉ 0cm và 3cm chính là hai điểm C, D cần vẽ.

   + Đặt cạnh thước trùng với đường thẳng yy sao cho vạch 2,5cm trùng với điểm O. Cách vạch chỉ 0cm và 5cm chính là hai điểm E, F cần vẽ.

Bài 63 (trang 126 SGK Toán 6 Tập 1): Khi nào ta kết luận được điểm I là trung điểm của đoạn thẳng AB? Em hãy chọn những câu trả lời đúng trong các câu trả lời sau:

Điểm I là trung điểm của đoạn thẳng AB khi:

a) IA = IB

b) AI + IB = AB

c) AI + IB = AB và IA = IB

d) IA = IB = AB/2

Lời giải

– I là trung điểm của đoạn thẳng AB khi thỏa mãn đủ hai điều kiện:

+ I nằm giữa A, B

+ I cách đều A, B (IA = IB).

a) sai vì thiếu điều kiện nằm giữa.

Ví dụ: trong hình sau có IA = IB nhưng I không phải là trung điểm của AB:

b) sai vì thiếu điều kiện cách đều.

Ví dụ: Trong hình dưới đây AI + IB = AB nhưng I không phải trung điểm AB.

c) đúng vì AI + IB = AB suy ra I nằm giữa A và B. Kết hợp với IA = IB suy ra I là trung điểm AB.

d) đúng vì nếu IA = IB = AB/2 suy ra IA + IB = AB/2 + AB/2 = AB nên I nằm giữa A và B.

Kết hợp với IA = IB thì suy ra I là trung điểm AB.

Bài 64 (trang 126 SGK Toán 6 Tập 1): Cho đoạn thẳng AB dài 6cm. Gọi C là trung điểm của AB. Lấy D và E là hai điểm thuộc đoạn thẳng AB sao cho AD = BE = 2cm. Vì sao C là trung điểm của DE?

Lời giải

– C là trung điểm AB nên AC = BC.

+ C nằm giữa A và B suy ra CA + CB = AB = 6cm.

+ CA = CB. Kết hợp với CA + CB = 6cm suy ra CA = CB = 3cm.

– Trên tia AB có AD = 2cm < AC = 3cm nên D nằm giữa A và C. Suy ra AD + DC = AC.

– Trên tia BA có BE = 2cm < BC = 3cm nên E nằm giữa C và B. Suy ra BE + EC = BC.

Mà AC = BC nên AD + DC = BE + EC.

Lại có AD = BE nên ta có DC = EC.

– D nằm giữa A và C nên tia CD trùng với tia CA.

E nằm giữa B và C nên tia CE trùng với tia CB.

Tia CA và tia CB đối nhau nên tia CE và tia CD đối nhau. Do đó C nằm giữa D và E.

Kết hợp với DC = EC suy ra C là trung điểm DE.

*Nhận xét:

+ Nếu C là trung điểm của AB thì CA = CB = AB/2.

+ Ngược lại nếu có CA = CB = AB/2 thì suy ra C là trung điểm AB (chứng minh ý d) bài 63).

Bài 65 (trang 126 SGK Toán 6 Tập 1): Xem hình 64. Đo các đoạn thẳng AB, BC, CD, CA rồi điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau:

a) Điểm C là trung điểm của … vì …

b) Điểm C không là trung điểm của … vì C không thuộc đoạn thẳng AB.

c) Điểm A không là trung điểm của BC vì …

Hình 64

Lời giải

Sau khi đo ta thấy AB = BC = CD = CA = 2,5cm

a) Điểm C là trung điểm của BDC nằm giữa B, D và CB = CD.

b) Điểm C không là trung điểm của AB vì C không thuộc đoạn thẳng AB.

c) Điểm A không là trung điểm của BC vì A không thuộc đoạn thẳng BC.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1189

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống