Xem toàn bộ tài liệu Lớp 3 – Kết Nối Tri Thức: tại đây
Bài 9 trang 36 Câu hỏi: Hãy kể tên các loại lương thực, thực phẩm mà gia đình em thường sử dụng?
Trả lời:
Lương thực, thực phẩm mà gia đình em thường sử dụng: gạo, thịt, cá, rau, hoa quả, trứng, sữa, ngô, khoai,…
Bài 9 trang 36, 37 Câu 1: Quan sát hình và thực hiện:
– Chỉ và nói tên các hoạt động sản xuất nông nghiệp.
– Kể tên một số sản phẩm của hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Trả lời:
– Chỉ và nói tên các hoạt động sản xuất nông nghiệp:
+ Hình 1: Trồng trọt: Trồng lúa nước
+ Hình 2: Chăn nuôi: Chăn nuôi lợn
+ Hình 3: Trồng trọt: Trồng hoa
+ Hình 4: Chăn nuôi: Chăn nuôi thủy, hải sản
+ Hình 5: Trồng trọt: Thu hoạch thanh long
+ Hình 6: Chăn nuôi: Thu hoạch trứng
+ Hình 7: Trồng rừng
+ Hình 8: Khai thác thủy, hải sản.
– Một số sản phẩm của hoạt động sản xuất nông nghiệp: lúa, ngô, khoai, sắn, rau, hoa quả, ….
Bài 9 trang 37 Câu 2: Kể tên và sản phẩm của một số hoạt động sản xuất nông nghiệp khác mà em biết.
Trả lời:
Những sản phẩm khác của hoạt động sản xuất nông nghiệp mà em biết:
– Lương thực, thực phẩm: ngô, khoai, sắn, rau cải, rau muống,…
– Thủy, hải sản: Sứa, ghẹ, bào ngư, hải sâm, nhím biển,….
Bài 9 trang 37 Câu hỏi: Giới thiệu một số hoạt động sản xuất và sản phẩm nông nghiệp địa phương em:
– Tên hoạt động sản xuất và nơi diễn ra hoạt động đó.
– Tên các sản phẩm nông nghiệp.
– Đặc sản của địa phương em.
Trả lời:
Khi nói đến Thái Nguyên, nơi được người ta mệnh danh “Thái Nguyên đệ nhất danh trà”. Đó chính là đặc sản chè Thái Nguyên và hoạt động trồng chè. Chè Thái Nguyên được trồng ở khắp nơi trong tỉnh. Nhưng nổi tiếng thơm ngon nhất phải kể đến vùng Tân Cương. Nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 13km về phía Tây. Vùng Chè Tân Cương Thái Nguyên là vùng đất bán sơn địa, cảnh quan thiên nhiên đẹp mắt, nơi sản sinh ra nhiều loại Chè Thái Nguyên ngon như Chè Đinh, Tước Thiệt (nõn tôm), Long Đình(móc câu), Thượng Hạng… Chè có rất nhiều giá trị và giá trị kinh tế. Với thói quen dùng chè và việc các quán đồ uống xuất hiện ngày càng nhiều, cây chè ngày càng có giá trị và được chú trọng phát triển.
Bài 9 trang 38 Câu 1: Quan sát các hình sau và nêu ích lợi của hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Trả lời:
Ích lợi của hoạt động sản xuất nông nghiệp:
– Lương thực, thực phẩm phục vụ con người
– Trao đổi mua bán
– Tranh trí, làm cảnh
– Làm các sản phẩm thủ công.
Bài 9 trang 38 Câu 2: Thảo luận về ích lợi của hoạt động sản xuất nông nghiệp ở địa phương em.
Trả lời:
– Sản xuất lúa gạo cung cấp lương thực cho chúng ta. Ngoài ra còn để xuất khẩu.
– Sản xuất chè cung cấp chè cho chúng ta. Ngoài ra còn để xuất khẩu.
– Nuôi lợn cung cấp thực phẩm cho chúng ta.
– Nuôi gà cung cấp thịt gà và trứng.
Bài 9 trang 38 Câu hỏi: Chia sẻ về ích lợi của hoạt động sản xuất nông nghiệp ở địa phương em theo gợi ý sau:
Trả lời:
Hoạt động sản xuất |
Tên sản phẩm |
Ích lợi |
1. Trồng ngô |
Ngô |
Cung cấp lương thực cho con người và làm thức ăn trong chăn nuôi. |
2. Chăn nuôi bò |
Thịt, sữa |
Cung cấp thực phẩm, sức kéo và phân bón. |
3. Chăn nuôi lợn |
Thịt |
Cung cấp thực phẩm và phân bón. |
4. Trồng lúa |
Gạo |
Cung cấp lương thực cho con người và xuất khẩu. |
5. Trồng cam |
Cam |
Cung cấp thực phẩm cho con người |
6. Trồng khoai |
Khoai |
Cung cấp thực phẩm cho con người và làm thức ăn trong chăn nuôi. |
7. Chăn nuôi dê |
Thịt, sữa |
Cung cấp thực phẩm và phân bón. |
8. Chăn nuôi gà |
Thịt, trứng |
Cung cấp thực phẩm và phân bón. |
9. Chăn nuôi vịt |
Thịt, trứng |
Cung cấp thực phẩm và phân bón. |
Bài 9 trang 39 Câu hỏi: Nêu những việc nên làm để tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường. Vì sao chúng ta nên làm như vậy?
Trả lời:
Những việc nên làm:
– Không nên lãng phí thức ăn
– Giữ lại lá cây để ủ phân bón, vừa tiết kiệm vừa giảm lượng rác thải ra môi trường.
– Tắt điện và nước rau khi sử dụng
– Thức ăn thừa có thể cất tủ lạnh ăn dần hoặc làm thức ăn cho gia súc.
– Đi ăn quán gọi đủ lượng thức ăn, không gọi thừa.
-….
Bài 9 trang 40 Câu hỏi: Em sẽ làm gì khi gặp tình huống sau? Vì sao?
Trả lời:
Em sẽ nhắc nhở bạn nam không nên làm như thế, rất lãng phí. Vì khi thức ăn đã gắp lên bàn ăn thì đã trở thành thức ăn thừa, không được bỏ lại cho những người sau ăn mà chỉ có thể đổ đi hoặc làm thức ăn cho gia súc. Mỗi người cần biết tiết kiệm thức ăn bằng cách lấy đủ lượng thức ăn cần dùng.
Bài 9 trang 40 Câu 1: Giới thiệu về một sản phẩm nông nghiệp ở địa phương mà em đã sưu tầm được.
Trả lời:
Giới thiệu về sản phẩm gốm sứ Bát Tràng:
Các sản phẩm phẩm Gốm Bát Tràng tại làng nghề lâu đời này hiện nay được rất nhiều người yêu thích. Không chỉ được biết đến là sản phẩm có chất lượng tốt kiểu dáng đẹp mà còn phong phú về chủng loại. Gốm Bát Tràng có thương hiệu nổi tiếng trong nước lẫn nước ngoài. Hiện nay còn được xuất khẩu ra rất nhiều nước trên thế giới với một số thị trường khó tính như: Nhật Bản, Châu Âu, Mỹ…. Các sản phẩm được làm thủ công tinh tế bằng đôi tay của người làm gốm đã tạo nên giá trị cho sản phẩm.
Bài 9 trang 41 Câu 2: Chuẩn bị để thực hiện dự án.
Trả lời:
Học sinh chuẩn bị để thực hiện dự án.
Ví dụ: sản phẩm thủ công gốm sứ Bát Tràng.
Hình thức để giới thiệu: bộ sưu tập ảnh