Chương 1: Cơ học

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Giải Bài Tập Vật Lí 6 – Bài 1: Đo độ dài giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

Bài C1 (trang 6 SGK Vật Lý 6): Tìm số thích hợp điền vào các chỗ trống sau:

1m = (1)… dm.

1m = (2)… cm.

1cm = (3)… mm.

1km = (4)… m.

Lời giải:

(1) 1m = 10dm;

(2) 1m = 100cm;

(3) 1cm = 10mm;

(4) 1km = 1000m.

Bài C2 (trang 6 SGK Vật Lý 6): Hãy ước lượng độ dài lm trên cạnh bàn. Dùng thước kiểm tra xem ước lượng của em đúng không?

Lời giải:

Ước lượng độ dài lm trên cạnh bàn bằng 6 gang tay (một gang tay của em khoảng 16cm), sau đó em dùng thước có chia khoảng kiểm tra lại ước lượng của em khi dùng gang tay là 96cm.

Bài C3 (trang 6 SGK Vật Lý 6): Hãy ước lượng xem độ dài của gang tay em là bao nhiêu. Dùng thước kiểm tra xem ước lượng của em có đúng không?

Lời giải:

Học sinh tự làm thí nghiệm và kiểm tra lại bằng thước.

Ví dụ: một bạn ước lượng gang tay của mình là khoảng 15cm. Sau đó dùng thước kẻ có chia vạch kiểm tra độ dài gang tay của mình và thu được kết quả đo là 16cm.

Như vậy bạn đó ước lượng gần đúng so với kết quả đo được.

Bài C4 (trang 7 SGK Vật Lý 6): Hãy quan sát hình 1.1 và cho biết thợ mộc, học sinh, người bán vải đang dùng thước nào trong những thước sau đây: thước kẻ, thước dây (thước cuộn), thước mét (thước thẳng)?



Lời giải:

Hình a: Thợ mộc dùng thước dây (thước cuộn).

Hình b: Học sinh (HS) dùng thước kẻ.

Hình c: Người bán vải dùng thước mét (thước thẳng).

Bài C5 (trang 7 SGK Vật Lý 6): Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của một thước đo mà em có.

Lời giải:

Tùy theo thước đang sử dụng của học sinh.

Ví dụ thông thường thước kẻ dùng cho học sinh là loại thước có:

+ GHĐ khoảng 20cm hoặc 30cm.

+ ĐCNN của thước là 1mm.

Bài C6 (trang 7 SGK Vật Lý 6): Có 3 thước đo sau đây:

– Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.

– Thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm.

– Thước có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm.

Hỏi nên dùng thước nào để đo:

a. Chiều rộng của cuốn sách Vật lí 6?

b. Chiều dài của cuốn sách Vật lí 6?

c. Chiều dài của bàn học?

Lời giải:

a. Em nên dùng thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm để đo chiều rộng của cuốn Vật lí 6.

b. Thước có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm để đo chiều dài cuốn sách Vật lí 6.

c. Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm để đo độ dài của bàn học.

Bài C7 (trang 7 SGK Vật Lý 6): Thợ may thường dùng thước nào để đo chiều dài của mảnh vải, sác số đo cơ thể của khách hàng?

Lời giải:

Thợ may thuờng dùng thước thẳng có GHĐ 1m hoặc 0,5m để đo chiều dài mảnh vải và dùng thước dây đế đo các số đo cơ thể của khách hàng.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1178

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống