Chương 2: Âm học

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Giải Bài Tập Vật Lí 7 – Bài 12: Độ to của âm giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

Bài C1 (trang 34 SGK Vật Lý 7): Quan sát dao động của đầu thước, lắng nghe âm phát ra rồi điền vào bảng 1:

Cách làm thước dao động Đầu thước dao động mạnh hay yếu? Âm phát ra to hay nhỏ?
a) Nâng đầu thước lệch nhiều.
b) Nâng đầu thước lệch ít.

Lời giải:

Cách làm thước dao động Đầu thước dao động mạnh hay yếu? Âm phát ra to hay nhỏ?
a) Nâng đầu thước lệch nhiều. Mạnh To
b) Nâng đầu thước lệch ít. Yếu Nhỏ

Bài C2 (trang 35 SGK Vật Lý 7): Từ những dữ liệu thu thập trên, hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

Đầu thước lệch khỏi vị trí cân bằng càng…, biên độ dao động càng…, âm phát ra càng …..

Lời giải:

* Đầu thước lệch khỏi vị trí cân bằng càng nhiều, biên độ dao động càng lớn, âm phát ra càng to.

Hoặc:

* Đầu thước lệch khỏi vị trí cân bằng càng ít, biên độ dao động càng nhỏ, âm phát ra càng nhỏ.

Bài C3 (trang 35 SGK Vật Lý 7): Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

Quả cầu bấc lệch càng …, chứng tỏ biên độ dao động của mặt càng …, tiếng trống càng …..

Lời giải:

Quả cầu bấc lệch càng nhiều, chứng tỏ biên độ dao động của mặt trống càng lớn, tiếng trống càng to.

Hoặc: Quả cầu bấc lệch càng ít, chứng tỏ biên độ dao động của mặt trống càng nhỏ, tiếng trống càng nhỏ.

Kết luận: Âm phát ra càng to khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn.

Bài C4 (trang 36 SGK Vật Lý 7): Khi gảy mạnh một dây đàn, tiếng đàn sẽ to hay nhỏ? Tại sao?

Lời giải:

Gảy mạnh dây đàn thì tiếng đàn sẽ kêu to vì biên độ dao động của dây đàn lớn.

Bài C5 (trang 36 SGK Vật Lý 7): Hãy so sánh biên độ dao động của điểm giữa sợi dây đàn (điểm M) trong hai trường hợp vẽ ở hình 12.3.

Lời giải:

Ta thấy khoảng cách từ điểm M đến đường nằm ngang (nét đứt – tức vị trí cân bằng – hay vị trí ban đầu của dây khi chưa dao động) ở hình trên lớn hơn hình dưới nên biên độ dao động của điểm M ở hình trên lớn hơn biên độ dao động của điểm M ở hình dưới.

Bài C6 (trang 36 SGK Vật Lý 7): Khi máy thu thanh phát ra âm to, âm nhỏ thì biên độ dao động của màng loa khác nhau như thế nào?

Lời giải:

Máy thu thanh phát ra âm to → biên độ dao động của màng loa lớn.

Máy thu thanh phát ra âm nhỏ → biên dộ dao dộng của màng loa nhỏ.

Bài C7 (trang 36 SGK Vật Lý 7): Hãy ước lượng độ to của tiếng ồn trên sân trường giờ ra chơi nằm trong khoảng nào?

Lời giải:

Tiếng ồn trên sân trường giờ ra chơi khoảng 40 dB đến 60 dB [từ tiếng nói thường đến tiếng nói to (nhạc to)]

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1025

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống