Chương 3: Điện học

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Giải Bài Tập Vật Lí 7 – Bài 28: Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

Họ và tên: ………………………… Lớp:……………

1. Điền từ hay cụm từ thích hợp vào chổ trống:

a) Vôn kế được dùng để đo hiệu điện thế giữa hai điểm.

b) Chốt (+) của vôn kế được mắc với cực dương của nguồn điện.

c) Ampe kế dùng để đo cường độ dòng điện.

d) Mắc nối tiếp ampe kế vào đoạn mạch để sao cho chốt (+) của nó được mắc vào phía cực dương của nguồn điện.

2. Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song.

a) Vẽ vào khung dưới đây sơ đồ mạch điện tương tự hình 28.1a, trong đó có thêm vôn kế được mắc với hai đầu bóng đèn 2.

b) Kết quả đo:

Bảng 1

Vị trí mắc vôn kế Hai điểm 1 và 2 Hai điểm 3 và 4 Hai điểm M và N
Hiệu điện thế U12 = 2,9V U34 = 2,9V UMN = 2,9V

c) Nhận xét:

Hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn mắc song song là bằng nhau và bằng hiệu điện thế giữa hai điểm nối chung U12 = U34 = UMN.

3. Đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch song song

a) Kết quả đo:

Bảng 2

Vị trí mắc ampe kế Cường độ dòng điện
Mạch rẽ 1 I1 = 0,15A
Mạch rẽ 2 I2 = 0,1A
Mạch chính I = 0,25A

b) Nhận xét:

Cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ I: I = I1 + I2

Bài C1 (trang 79 SGK Vật Lý 7): Quan sát hình 28.1a và b để nhận biết hai bóng đèn được mắc song song:


– Hai điểm nào là hai điểm nối chung của các bóng đèn?

– Đoạn mạch nối mỗi đèn với hai điểm chung là mạch rẽ. Đó những mạch rẽ nào?

– Đoạn mạch nối hai điểm chung với nguồn điện là mạch chính Hãy cho biết đâu là mạch chính?

Lời giải:

Hai điểm M và N là hai điểm nối chung của các bóng đèn.

– Các mạch rẽ: M12N và M34N

– Mạch chính gồm đoạn nối điểm M với cực dương và đoạn nối điểm N qua công tắc tới cực của nguồn điện.

Bài C2 (trang 79 SGK Vật Lý 7): Hãy mắc mạch điện như hình 28.la.

– Đóng công tắc, quan sát độ sáng các đèn.

– Tháo một bóng đèn, đồng công tắc. Quan sát độ sáng bóng đèn còn lại và nêu nhận xét về độ sáng của nó so với trước đó.

Lời giải:

– Đóng công tắc, ta quan sát thấy độ sáng các đèn như nhau.

– Khi tháo bớt một trong hai đèn mắc song song, bóng đèn còn lại sáng mạnh hơn (so với khi cả hai đèn đều sáng).

Bài C3 (trang 80 SGK Vật Lý 7): Hãy cho biết vôn kế được mắc như thế nào với đèn 1 và đèn 2.

a. Đóng công tắc, đọc và ghi số chỉ U12 của vôn kế vào bảng 1 của bảng báo cáo.?

b. Làm tương tự để đo hiệu điện thế U34 và UMN

Lời giải:

→ Mắc song song vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu 1 và 2 của bóng đèn Đ1

* Đọc và ghi số chỉ của vôn kế ta được U12

→ Mắc song song vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu 3 và 4 của bóng đèn Đ2

* Đọc và ghi số chỉ của vôn kế ta được U34

→ Mắc song song vôn kế vào đoạn mạch MN để đo hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch MN ta được UMN

Ta thấy: UMN = U12 = U34

Bài C4 (trang 80 SGK Vật Lý 7): Hoàn thành nhận xét 2c trong bản báo cáo

Lời giải:

Nhận xét: Hiệu điện thế giữa hai đầu của các đèn mắc song song là U12 và U34. Hiệu điện thế giữa hai điểm chung là UMN

U12 = U34 = UMN

– Đo cường độ dòng điện trong đoạn mạch song song:

– Mắc nối tiếp ampe kế với đèn Đ1, đóng ngắt điện K, đọc số chỉ trên ampe kế ta được I1

– Mắc nối tiếp ampe kế với đèn Đ2, đóng ngắt điện K, đọc số chỉ trên ampe kế ta được I2.

– Mắc nối tiếp ampe kế vào mạch chính, đóng ngắt điện K, đọc số chỉ trên ampe kế ta được I: gọi là cường độ dòng điện trong I mạch chính.

Ta thấy: I = I1+ I2.

Bài C5 (trang 80 SGK Vật Lý 7): Hoàn thành nhận xét 3b trong bản báo cáo

Lời giải:

Nhận xét: Cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ

I = I1+ I2.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1072

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống