Chương 1: Quang học

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Giải Bài Tập Vật Lí 7 – Bài 6: Thực hành: Quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

Họ và tên: ……………………… Lớp: ……………

1. Xác định ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.

C1 – a) – Đặt bút chì thẳng đứng và song song với gương.

          – Đặt bút chì nằm ngang và vuông góc với gương.

        b) Vẽ hình 1 và hình 2 ứng với hai trường hợp trên.

2. Xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng.

C2 – Di chuyển gương từ từ ra xa mắt, bề rộng vùng nhìn thấy của gương sẽ giảm dần.

C4 – Vẽ ảnh của hai điểm M, N vào hình 3.

    – Không nhìn thấy điểm N vì chùm tia tới từ N cho chùm tia phản xạ trên gương không truyền tới mắt (điểm N nằm ngoài bề rộng vùng nhìn thấy của gương).

    – Nhìn thấy điểm M vì chùm tia tới từ M cho chùm tia phản xạ trên gương truyền tới mắt (M nằm trong bề rộng vùng nhìn thấy của gương).

Tham khảo lời giải Lý 7 bài 6 khác:

Bài C1 (trang 18 SGK Vật Lý 7): Cho một gương phẳng (hình 6.1) và một bút chì.

a) Hãy tìm cách đặt bút chì trước gương để ảnh của nó tạo bởi gương lần lượt có tính chất sau:

– Song song, cùng chiều với vật.

– Cùng phương, ngược chiều với vật.

b) Vẽ ảnh của cái bút chì trong hai trường hợp trên.

Lời giải:

a) Dựa vào tính chất ảnh của vật cho bởi gương phẳng.

    + Để có ảnh song song, cùng chiều với vật: ta đặt vật thẳng đứng và song song với mặt phẳng của gương.

    + Để ảnh cùng phương, ngược chiều với vật: ta đặt vật nằm ngang có phương vuông góc với mặt phẳng của gương.

b) Vẽ ảnh

Vẽ ảnh của bút chì: (Xác định từng điểm ảnh tạo bởi từng điểm vật tương ứng nối các điểm ảnh ta được ảnh).

Ảnh song song, cùng chiều với vật vẽ trên hình 6.1a.

Ảnh cùng phương, ngược chiều với vật vẽ trên hình 6.1 b.

Bài C2 (trang 18 SGK Vật Lý 7): Bố trí thí nghiệm như hình 6.2. Đặt gương phẳng thẳng đứng trên mặt bàn. Quan sát ảnh của cái bàn phía sau lưng. Dùng phấn đánh dấu hai điểm xa nhất P và Q ở phía hai đầu bàn có thể nhìn thấy gương.

Lời giải:

Học sinh tự làm thực hành.

Kết quả thu được: PQ là bề rộng vùng nhìn thấy của gương phẳng.

Bài C3 (trang 18 SGK Vật Lý 7): Từ từ di chuyển gương ra xa mắt hơn. Bề rộng vùng nhìn thấy của gương sẽ tăng hay giảm?

Lời giải:

Khi di chuyển gương ra xa mắt ta sẽ thấy bề rộng vùng nhìn thấy của gương sẽ giảm.

Bài C4 (trang 18 SGK Vật Lý 7): Một người đứng trước gương phẳng (hình 6.3). Hãy dùng cách vẽ ảnh của một điểm sáng tạo bởi gương phẳng để xác định xem người đó nhìn thấy điểm nào trong hai điểm M và N trên bức tường ở phía sau. Giải thích vì sao lại nhìn thấy hay không nhìn thấy?

Lời giải:

* Ta nhìn thấy ảnh vật khi có tia phản xạ trên gương vào mắt ở O có đường kéo dài đi qua ảnh.

Do vậy ta vẽ chùm tia tới lần lượt từ N và M đến mép trên và dưới của gương ta vẽ được chùm tia phản xạ của chúng trên gương và nhận thấy rằng:

    + Chùm tia tới từ N cho chùm tia phản xạ trên gương không truyền tới mắt (điểm N nằm ngoài bề rộng vùng nhìn thấy của gương) nên mắt không nhìn thấy điểm N.

    + Tương tự chùm tia tới từ M cho chùm tia phản xạ trên gương truyền tới mắt (M nằm trong bề rộng vùng nhìn thấy của gương) nên mắt nhìn thấy điểm M.

Chú ý vẽ đúng kích thước và vị trí của gương, mắt và các điểm M, N như hình 6.3 SGK.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 946

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống