Chương 1: Quang học

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Giải Bài Tập Vật Lí 7 – Bài 8: Gương cầu lõm giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

Bài C1 (trang 22 SGK Vật Lý 7): Ảnh của cây nến quan sát được trong gương cầu lõm ở thí nghiệm trên là ảnh gì? So với cây nến thì lớn hơn hay nhỏ hơn?

Lời giải:

Ảnh của cây nến quan sát được trong gương cầu lõm là ảnh ảo (không hứng được trên màn chắn). So với cây nến thật thì ảnh lớn hơn.

Bài C2 (trang 22 SGK Vật Lý 7): Hãy bố trí một thí nghiệm để so sánh ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm với ảnh của cùng vật đó tạo bởi gương phẳng. Mô tả cách bố trí thí nghiệm. Nêu kết quả so sánh.

Lời giải:

* Bố trí thí nghiệm: Đặt hai cây nến giống nhau thẳng đứng ở phía trước và cách đều hai gương (gương phẳng và gương cầu lõm) một khoảng bằng nhau.

* Kết quả thí nghiệm: Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn ảnh ảo của vật đó tạo bởi gương phẳng.

* Kết luận: đặt một vật gần sát gương cầu lõm, nhìn vào gương thấy một ảnh ảo không hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật.

Bài C3 (trang 23 SGK Vật Lý 7): Quan sát chùm tia phản xạ xem nó có đặc điểm gì?

Lời giải:

* Quan sát thấy chùm tia phản xạ trên gương cầu lõm giao nhau (hội tụ) tại một điểm ở trước gương.

Kết luận: Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm, ta thu được một chùm tia phản xạ (hội tụ) tại một điểm trước gương.

Bài C4 (trang 23 SGK Vật Lý 7): Hình 8.3 là một thiết bị dùng gương cầu lõm hứng ánh sáng mặt trời để nung nóng vật. Hãy giải thích vì sao vật đó lại nóng lên.

Lời giải:

Mặt trời ở rất xa nên chùm sáng từ mặt trời tới gương cầu lõm coi như chùm tia tới song song mang năng lượng nhiệt, cho chùm tia phản xạ hôi tụ tại một điểm ở phía trước gương.

Do vậy ánh sáng mặt trời được tập trung nhiệt lượng tại điểm hội tụ và làm cho vật đặt tại đó nóng lên.

Bài C5 (trang 23 SGK Vật Lý 7): Bằng cách di chuyển đèn pin, hãy tìm vị trí của S để thu được chùm phản xạ là một chùm sáng song song.

Lời giải:

Các bạn học sinh tự làm thí nghiệm để tìm vị trí của đèn, vị trí này tùy thuộc vào gương mà các em dùng trong phòng thí nghiệm.

Kết luận: Một nguồn sáng nhỏ S đặt trước gương cầu lõm ở một vị trí thích hợp sẽ thu được một chùm sáng phản xạ song song.

Bài C6 (trang 24 SGK Vật Lý 7): Xoay pha đèn đến vị trí thích hợp để thu được chùm phản xạ song song từ pha đèn chiếu ra.

Giải thích vì sao nhờ có pha đèn mà đèn pin có thể chiếu ánh sáng đi xa mà vẫn sáng rõ?

Lời giải:

* Nhờ có pha đèn mà đèn pin có thể chiếu ánh sáng đi xa mà vẫn sáng rõ vì:

    + Ngọn đèn phát ra nguồn sáng là chùm phân kỳ, loe rộng ra xa, khi đó năng lượng ánh sáng sẽ phân bố trên vùng rộng, không tập trung theo một phương hướng cần chiếu sáng. Nhưng nhờ có gương cầu lõm trong pha đèn pin nên khi xoay pha đèn đến vị trí thích hợp sẽ thu được một chùm sáng phản xạ song song được tạo ra từ chùm phân kỳ của nguồn sáng, khi đó đa phần năng lượng của ngọn đèn chỉ tập trung theo một phương cần chiếu sáng nên đèn pin có thể chiếu sáng đi xa mà vẫn sáng rõ.

Bài C7 (trang 24 SGK Vật Lý 7): Muốn thu được chùm sáng hội tụ từ đèn ra thì phải xoay pha đèn để cho bóng đèn ra xa hay lại gần gương?

Lời giải:

Thực nghiệm cho thấy muốn được chùm tia phản xạ hội tụ, ta phải xoay pha đèn sao cho bóng đèn ra xa gương

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 907

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống