Chương 5: Truyền và biến đổi chuyển động

Giải vở bài tập công nghệ 8 – Bài 31. Thực Hành : Truyền và biến đổi chuyển động giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

    I. NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ THỰC HÀNH (Trang 68-vbt Công nghệ 8)

    Hãy ghi tóm tắt các nội dung cần thực hành

    1. Đo đường kính bánh đai, đếm số răng của các bánh răng và đĩa xích.

    – Dùng thước lá, thước cặp đo đường kính bánh đai và đánh số đếm số răng.

    2. Thứ tự lắp ráp các bộ truyền động và kiểm tra tỉ số truyền

    Lắp ráp các bộ truyền, đánh dấu, kết quả đo kiểm tra tỉ số truyền.

    3. Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí làm việc của mô hình động cơ 4 kì/

    Hãy quan sát mô hình động cơ 4 kì ở hình 31.1 SGK để tìm hiểu các nội dung:

    – Chuyển động của trục khuỷu – thanh truyền, pít – tông: vị trí thanh truyền?

    – Chuyển động của trục cam với van nạp (thải): chuyển động ra sao?

    II. BÁO CÁO THỰC HÀNH (Trang 68-vbt Công nghệ 8)

    TRUYỀN VÀ BIỂN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG

    Bánh dẫn Bánh bị dẫn Tỉ số truyền lí thuyết Tỉ số truyền thực tế
    Đường kính bánh đai Dd =… Dbd = i=Dd/ Dbd i= nbd/ nd
    Số răng của cặp bánh răng Zd = … Zbd= … i= Zd/ Zbd i= nbd/nd
    Số răng bộ truyền động xích Zd = … Zbd = i=Zd/Zbd i=nbd/ nd

    Câu 1 (Trang 169-Vbt công nghệ 8): Khi pit-tông ở điểm cao nhất và thấp nhất, vị trí của thanh truyền và tay quay như thế nào?

    Lời giải:

    – Khi piston ở điểm cao nhất và thấp nhất thì vị trí của trục khuỷu và tay quay có 1 điểm chung là tay quay sẽ vuông góc với thanh ngang (tay ngang) của trục khuỷu khi nhìn vào hình chiếu ngang (theo đúng kỹ thuật là hình chiếu đứng). Nhưng lúc này có 2 điểm để phân biệt:

    1. Khi piston ở vị trí cao nhất: đỉnh của tay quay (phần nối với piston) sẽ xa thanh ngang nhất.

    2. Khi piston ở vị trí thấp nhất: đỉnh của tay quay (phần nối với piston) sẽ gần thanh ngang nhất.

    Câu 2 (Trang 69-Vbt công nghệ 8): Tại sao khi quay tay quay thì van nạp và van thải lại đóng, mở được? Để van nạp và van thải đóng mở một lần thì trục khuỷu phải quay mấy vòng?

    Lời giải:

    – Khi quay tay quay, bánh xích gắn liền với tay quay sẽ dẫn động trục cam, thông qua sên cam. Các cam trên thân trục cam khi đó sẽ nén hoặc nhả các van nạp và van thải để điều khiển chúng đóng mở chính xác theo chu trình hoạt động của động cơ.

    – Trong một chu trình hút, nén nổ, xả thì trục khuỷu phải quay 2 vòng. Trong khi đó van nạp chỉ đóng mở có 1 lần. Tương tự cho van xả

    3. Nhận xét và đánh giá bài thực hành

     

    Bài giải này có hữu ích với bạn không?

    Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

    Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1140

    Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

    --Chọn Bài--

    Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

    Tải xuống