Chương 4: Đại Việt thời Lê sơ (Thế kỉ 15 – Đầu thé kỉ 16)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Giải Vở Bài Tập Lịch Sử 7 Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:

Bài 1 trang 56-57 VBT Lịch Sử 7: Hãy điền vào ô trống trước ý trả lời mà em cho là đúng:

-Ý không phải biểu hiện đến thời Lê Thánh Tông, chính quyền phong kiến được hoàn chỉnh nhất:

Đứng đầu triều đình là vua
Bãi bỏ một số chức vụ cao cấp nhất như Tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành.
Lập sáu bộ ở triều đình và một số cơ quan chuyên môn.
Cử người tổng chỉ huy quân đội.

Lời giải:

Cử người tổng chỉ huy quân đội.

Bài 2 trang 57 VBT Lịch Sử 7: Điền vào các khung trống về tổ chức quân đội thời Lê sơ:

-Hai bộ phận chính của quân đội là:

-Các binh chủng trong quân đội gồm có:

-Quân đội được tổ chức theo chế độ:

Lời giải:

-Hai bộ phận chính của quân đội là: quân triều đình và quân ở địa phương.

-Các binh chủng trong quân đội gồm có: bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh.

-Quân đội được tổ chức theo chế độ: “ngụ binh ư nông”

Bài 3 trang 57 VBT Lịch Sử 7: Đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng.

Bộ luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi cho:

Nhân dân lao động.
Vua, hoàng tộc, quan lại và địa chủ phong kiến.
Thiếu niên, nhi đồng.
Thương nhân giàu có.

Lời giải:

Vua, hoàng tộc, quan lại và địa chủ phong kiến.

Bài 4 trang 57-58 VBT Lịch Sử 7: Đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời mà em cho là đúng.

-Vua Lê Thái Tổ đã có những biện pháp để nhanh chóng phục hồi và phát triển nông nghiệp như:

Đề ra chính sách khuyến khích khai khẩn đất hoang.
Kêu gọi nhân dân phiêu tán về quê làm ruộng, đặt một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp, cấm giết trâu bò bừa bãi.
Nhà nước cấp cho nông dân giống lúa để cày cấy.
Nhà nước lấy ruộng của quan lại địa chủ chia cho dân cày nghèo.

Lời giải:

Kêu gọi nhân dân phiêu tán về quê làm ruộng, đặt một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp, cấm giết trâu bò bừa bãi.

Bài 5 trang 58 VBT Lịch Sử 7: Điền vào chỗ trống những làng nghề thủ công nổi tiếng thời Lê sơ:

-Làm đồ gốm

-Đúc đồng

-Rèn sắt

-Nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất

Lời giải:

-Làm đồ gốm: Hợp Lễ, Chu Đậu, Bát Tràng

-Đúc đồng: Đại Bái

-Rèn sắt: Vân Chàng

-Nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất: Thăng Long

Bài 6 trang 58 VBT Lịch Sử 7:

Xã hội thời Lê sơ có những giai cấp nào? Hãy nêu đặc điểm của những giai cấp đó:

Ngoài ra còn có những tầng lớp nào?

Lời giải:

a)Xã hội thời Lê sơ gồm có giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.

b)Giai cấp thống trị gồm có quý tộc, quan lại. Chiếm một số lượng nhỏ nhưng nắm mọi quyền hành trong xã hội.

Giai cấp bị trị: địa chủ, nông dân, nô tì. Nông dân chiếm đại đa số, họ có ít hoặc không có ruộng đất, phải cày ruộng công, nộp tô, thuế, đi phục dịch. Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội.

-Ngoài ra còn có tầng lớp thương nhân, thợ thủ công ngày càng đông.

Bài 7 trang 59 VBT Lịch Sử 7: Đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời em cho là đúng.

Thời Lê sơ, giáo dục, thi cử phát triển hơn thời Trần là do:
Nhà nước chăm lo đào tạo con em nhân dân lao động.
Nhà nước rất quan tâm đến việc đào tạo nhân tài, lấy khoa cử làm điều kiện để tuyển dụng quan lại.
Chú trọng đào tạo con người phát triển toàn diện.
Dùng chữ Hán để giảng dạy trong nhà trường.

Lời giải:

Nhà nước rất quan tâm đến việc đào tạo nhân tài, lấy khoa cử làm điều kiện để tuyển dụng quan lại.

Bài 8 trang 59 VBT Lịch Sử 7: Thời Lê sơ, văn thơ chữ Hán vẫn chiếm ưu thế. Tuy vậy, văn thơ chữ Nôm cũng khá phát triển, giữ một vị trí quan trọng.

Hãy cho biết một số tác phẩm tiêu biểu:

-Văn thơ chữ Hán

-Văn thơ chữ Nôm

Lời giải:

-Văn thơ chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quỳnh uyển cửu ca…

-Văn thơ chữ Nôm: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, Thập giới cô hồ quốc ngữ văn,…

Bài 9 trang 59 VBT Lịch Sử 7: Nghệ thuật kiến trúc thời Lê sơ biểu hiện rõ nét ở những công trình nào? Đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng:

Chùa Một Cột (Hà Nội)
Tháp Phổ Minh (Nam Định)
Các công trình lăng tẩm, cung điện ở Lam Kinh (Thanh Hóa).
Cung Thái thượng hoàng ở Tức Mặc (Nam Định)
Thành Tây Đô (Thanh Hóa).

Lời giải:

Các công trình lăng tẩm, cung điện ở Lam Kinh (Thanh Hóa).

Bài 10 trang 60 VBT Lịch Sử 7:

a) Nguyễn Trãi được nhân ta suy tôn trên những lĩnh vực nào? Hãy điền tiếp vào ô trống những nhận định về Nguyễn Trãi? b)Đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời mà em cho là đúng. Tác phẩm không phải của Nguyễn Trãi là:

Quân trung từ mệnh tập
Bình Ngô đại cáo
Tụng giá hoàn kinh sư
Chí Linh sơn phú
Dư địa chí
Quốc âm thi tập

Lời giải:

a)Nguyễn Trãi:

-Nhà chính trị lỗi lạc

-Nhà quân sự tài ba

-Anh hùng dân tộc

-Danh nhân văn hóa thế giới

b)Tụng giá hoàn kinh sư

Bài 11 trang 60 VBT Lịch Sử 7: Trong số các vua thuộc các triều đại phong kiến nước ta, vua Lê Thánh Tông là một hoàng đế anh minh, tài năng xuất sắc trên nhiều lĩnh vực (kinh tế, chính trị, quân sự, thơ văn…) Ông đã có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam ở thế kỉ XV. Hãy nêu dẫn chứng:

Lời giải:

-Ông sáng lập ra hội Tao đàn và làm chủ soái.

-Các tác phẩm tiêu biểu của ông: Quỳnh uyển cửu ca, Châu cơ thắng thưởng, Chinh tây kỉ thành, Minh lương cẩm tú, Văn minh cổ xúy,…

Bài 12 trang 61 VBT Lịch Sử 7: Ngô Sĩ Liên và Lương Thế Vinh đã có những đóng góp trên lĩnh vực nào?

Lời giải:

Ngô Sĩ Liên:

-Nhà sử học

-Tác giả bộ Đại Việt sử kí toàn thư

Lương Thế Vinh:

-Nhà toán học

-Tác giả của Đại thành toán pháp, Thiền môn giáo khoa.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 960

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống