Chương III: Châu Á thế kỉ 18 – đầu thế kỉ 20

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Giải Vở Bài Tập Lịch Sử 8 Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ 19 – đầu thế kỉ 20 giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:

    Bài 1 trang 41 VBT Lịch Sử 8: Dựa theo lược đồ hình 44 (SGK Lịch sử 8), em hãy trình bày khái quát quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây.

    Lời giải:

       – Lợi dụng sự suy yếu của các nước Đông Nam Á, từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước phương tây đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm lược và bành trướng ảnh hưởng ở khu vực này.

       – Đến đầu thế kỉ XX, quá trình xâm chiếm thuộc địa của các nước phương Tây ở Đông Nam Á đã hoàn thành. Trong đó:

       + Hà Lan chiếm In-đo-nê-xia.

       + Mĩ chiếm Phi-lip-pin.

       + Anh chiếm Miến Điện, Mã Lai.

       + Pháp chiếm Việt Nam, Lào, Campuchia.

    Lời giải:

       Dưới ách cai trị hà khắc, phản động của đế quốc phương Tây, nhân dân các nước Đông Nam Á đã liên tục nổi dậy đấu tranh. Hàng loạt các cuộc khởi nghĩa, các phong trào đấu tranh chống đế quốc xâm lược đã diễn ra, tiêu biểu như:

       – Phong trào Cần Vương (1885-1896, Việt Nam).

       – Khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc (1901 – 1907, Lào).

       – khởi nghĩa của A-cha-xoa (1863 – 1866, Campuchia)

       – Khởi nghĩa của Sa-min (1890, In-đô-nê-xia)

       -…….

       Mặc dù diễn ra sôi nổi, quyết liệt. Song, các phong trào yêu nước chống đế quốc xâm lược của nhân dân các nước Đông Nam Á đều lần lượt thất bại.

    Lời giải:

    Thời gian Sự kiện lịch sử
    1905 Tổ chức Công đoàn đầu tiên của công nhân xe lửa ở In-đô-nê-xia được thành lập.
    1908 Hội liên hiệp công nhân In-đô-nê-xia được thành lập
    Tháng 5/1920 Đảng Cộng sản In-đô-nê-xia được thành lập
    1896 – 1898 Bô-ni-pha-xi-ô lãnh đạo nhân dân Phi-lip-pin tiến hành cuộc cách mạng chống lại ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha.
    1866 – 1867 Cuộc khởi nghĩa do Pu-côm-bô lãnh đạo ở Cra-chê (Campuchia)
    1901- 1907 Pha-ca-đuốc lãnh đạo nhân dân vùng Xa-van-na-khét nổi dậy đấu tranh (Lào)
    1885 Phong trào Cần Vương bùng nổ (Việt Nam)
    1884 – 1913 Khởi nghĩa nông dân Yên Thế (Việt Nam)

    Lời giải:

       – Sự đoàn kết chiến đấu của nhân dân hai nước Việt Nam – Campuchia:

       + 1863-1866 cuộc khởi nghĩa của A-cha-xoa

       + 1866-1867 cuộc khởi nghĩa của Pu-côm-bô.

       – Sự đoàn kết chiến đấu của nhân dân hai nước Việt Nam – Lào:

       + 1901 – 1907, khởi nghĩa của A-cha-xoa.

    Lời giải:

       – Thứ nhất: Tương quan lực lượng (cả về quân số, vũ khí, kĩ thuật..) quá chênh lệch, theo hướng có lợi cho các nước đế quốc phương tây:

    Nhân dân Đông Nam Á Đế quốc phương Tây
    Lực lượng chiến đấu Chủ yếu là nông dân (chưa qua huấn luyện, đào tạo quân sự) Quân đội chính quy, được huấn luyện, đào tạo bài bản.
    Vũ khí – kĩ thuật Thô sơ, lạc hậu Vũ khí hiện đại, có tính sát thương cao.

       – Thứ hai: Các phong trào đấu tranh diễn ra lẻ tẻ, tự phát → dễ dàng bị kẻ thù tập trung lực lượng để đàn áp.

     

    Bài giải này có hữu ích với bạn không?

    Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

    Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1117

    Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

    --Chọn Bài--

    Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

    Tải xuống