Chương I: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỉ 19

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Giải Vở Bài Tập Lịch Sử 8 Bài 28: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ 19 giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:

    Bài 1 trang 78 VBT Lịch Sử 8: a. Em hãy nêu nhận xét của mình về cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế theo các ý sau đây:

       – Về lý do

       – Về hành động

       b. Hãy điền số thứ tự vào cột bên phải cho phù hợp với cột bên trái về người lãnh đạo và địa bàn nổ ra các cuộc khởi nghĩa Cần vương.

    Lời giải:

       a) – Về lý do:

       + Trước hành động xâm lược của Pháp và thái độ thoat hiệp, đầu hàng của phái “chủ hòa”, phái “chủ chiến” trong triều đình Huế vấn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp.

       + Thực dân Pháp tìm mọi cách tiêu diệt phái “chủ chiến”.

       – Về hành động:

       + Xây dựng lực lượng, tích trữ lương thảo, khí giới.

       + Thanh trừng những kẻ thân Pháp; đưa Ưng Lịch lên ngôi, lấy hiệu là Hàm Nghi.

       + Chủ động tấn công quân Pháp ở đồn Mang Cá và tòa Khâm sứ vào đêm mùng 4 rạng sáng mùng 5/7/1885.

       b)

    Người lãnh đạo Địa bàn nổ ra phong trào
    1. Mai Xuân Thưởng [2] Thanh Hóa
    2. Phạm Bành [1] Bình Định
    3. Đinh Công Tráng, Nguyễn Quang Bích [3] Tây Bắc
    4. Nguyễn Phạm Tuân, Lê Trực [8] Hưng Yên
    5. Nguyễn Xuân Ôn [4] Quảng Bình
    6. Phan Đình Phùng, Lê Ninh [6] Hà Tĩnh
    7. Tạ Hiện [5] Nghệ An
    8. Nguyễn Thiện Thuật [7] Thái Bình

    Lời giải:

    Tên cuộc khởi nghĩa Địa điểm Thời gian Người lãnh đạo Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử
    Ba Đình Nga Sơn (Thanh Hóa) 1886 – 1887 – Phạm Bành – Đinh Công Tráng – Nguyên nhân thất bại:
    + Tương quan lực lượng quá chênh lệch.
    + Sai lầm về chiến thuật: phòng ngự bị động với việc lập chiến tuyến cố thủ tại một vùng đồng bằng chiêm trũng, địa bàn chật hẹp.
    – Ý nghĩa lịch sử:
    + Làm chậm quá trình bình định Bắc Trung Kì của thực dân Pháp.
    + Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các phong trào yêu nước sau này.
    Bãi Sậy Hưng Yên 1883 – 1892 Nguyễn Thiện Thuật – Nguyên nhân thất bại:
    + Tương quan lực lượng quá chênh lệch.
    + Chưa liên kết được lực lượng để phong trào thành phong trào toàn quốc.
    – Ý nghĩa lịch sử:
    + Tiêu hao sinh lực địch, làm chậm quá trình bình định Bắc Kì của Pháp.
    + Để lại nhiều bài học kinh nghiệm về phương thức tổ chức hoạt động….
    Hương Khê Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. 1885 – 1896 – Phan Đình Phùng – Cao Thắng – Nguyên nhân thất bại:
    + Tương quan lực lượng quá chênh lệch.
    + Chưa liên kết, tập hợp lực lượng để phong trào thành phong trào toàn quốc.
    – ý nghĩa lịch sử:
    + Làm chậm quá trình bình định Bắc Trung Kì của thực dân Pháp.
    + Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các phong trào yêu nước sau này.

           [ ] Lãnh đạo khởi nghĩa phần lớn là các văn thân tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, tiêu biểu là Phan Đình Phùng.

           [ ] Thời gian tồn tại lâu dài (10 năm)

           [ ] Quy mô rộng lớn (gồm 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình)

           [ ] Cuộc chiến đấu diễn ra rất ác liệt, chống cả thực dân Pháp và triều đình.

           [ ] Tất cả các ý trên.

    Lời giải:

            [X] Tất cả các ý trên.

     

    Bài giải này có hữu ích với bạn không?

    Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

    Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1154

    Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

    --Chọn Bài--

    Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

    Tải xuống