Chương I: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỉ 19

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Giải Vở Bài Tập Lịch Sử 8 Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ 19 giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:

    Bài 1 trang 80 VBT Lịch Sử 8: Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng

       a) Nguyên nhân cơ bản làm bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) là

       A. Nhân dân Yên Thế bất mãn với chế độ phong kiến.

       B. Thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng đến vùng Yên Thế.

       C. Hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi.

       D. Xuất phát từ tinh thần yêu quê hương, đất nước và bảo vệ cuộc sống của mình.

       b) Trước sự lớn mạnh của cuộc khởi nghĩa Yên Thế, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là

       A. Ủng hộ tiền cho Hoàng Hoa Thám để xây dựng căm cứ.

       B. Tìm đến Yên Thế, bắt liên lạc với Đề Thám.

       C. Tham gia lãnh đạo khởi nghĩa.

       D. Không có phản ứng gì.

    Lời giải:

       a) Nguyên nhân cơ bản làm bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) là

       D. Xuất phát từ tinh thần yêu quê hương, đất nước và bảo vệ cuộc sống của mình.

       b) Trước sự lớn mạnh của cuộc khởi nghĩa Yên Thế, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là

       B. Tìm đến Yên Thế, bắt liên lạc với Đề Thám.

    Lời giải:

    Lời giải:

       a) – Cuộc khởi nghĩa của người Thái từ 1884-1890 dưới sự lãnh đạo của Đèo Văn Trì, Nông Văn Quang, Cầm Văn Thanh, Cầm Văn Hoan.

       – Cuộc khởi nghĩa đồng bào Mông ở Hà Giang từ 1894-1896 do Hà Quốc Thượng đứng đầu.

       – Cuộc đấu tranh của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên do: Nơ-trang Gư, Ama Con, Ama Giơ-hao… lãnh đạo từ năm 1889 – 1905

       b) Thứ nhất: Các phong trào đấu tranh của đồng bào miền núi diễn ra sôi nổi, quyết liệt. Hàng chục cuộc khỏi nghĩa lớn, nhỏ đã nổ ra.

       Thứ hai: Mặc dù diễn ra sôi nổi, song các phong trào đấu tranh của đồng bào miền núi đều lần lượt thất bại. Nguyên nhân thất bại của các cuộc đấu tranh này là do:

       – Sự chênh lệch về lực lượng, vũ khí, kĩ thật giữa đồng bào miền núi và Pháp.

       – Các phong trào đấu tranh diễn ra lẻ tẻ, tự phát, chưa có sự liên kết với nhau để tạo thành một phong trào mang tính toàn quốc → dễ dàng bị kẻ thù tập trung lực lượng để đàn áp.

       Thứ ba: Mặc dù thất bại, song các cuộc đấu tranh này đã thể hiện lòng yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường của nhân dân các dân tộc Việt Nam; làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp, đồng thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các phong trào yêu nước sau đó.

     

    Bài giải này có hữu ích với bạn không?

    Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

    Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1032

    Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

    --Chọn Bài--

    Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

    Tải xuống