Chương II: Các nước Âu – Mĩ cuối thế kỉ 19 – đầu thế kỉ 20

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Giải Vở Bài Tập Lịch Sử 8 Bài 7: Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ 19 – đầu thế kỉ 20 giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:

    Bài 1 trang 31 VBT Lịch Sử 8: Đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng.

       Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX được phác họa như thế nào qua các thông tin dưới đây?

          [ ] Mâu thuẫn giữ tư sản và vô sản ngày càng sâu sắc.

          [ ] phong trào công nhân đã chuyển dần sang đấu tranh tự phát.

          [ ] phong trào công nhân đã chuyển dần sang đấu tranh tự giác.

    Lời giải:

           [X] Phong trào công nhân đã chuyển dần sang đấu tranh tự giác.

    Lời giải:

       – Ở Đức: năm 1875, Đảng xã hội dân chủ Đức ra đời.

       – Ở Nga: năm 1883, Nhóm Giải phóng lao động Nga hình thành.

       – Ở Mĩ:

       + Ngày 1/5/1886, hơn 350 000 công nhân đình công.

       + ngày 1/5/1889, hơn 40 vạn công nhân Si-ca-gô biểu tình.

       – Ở Pháp: Năm 1879, Đảng công nhân Pháp được thành lập.

       – Ở Anh: năm 1889, công nhân khuân vác ở Luân Đôn bãi công.

    Lời giải:

       – Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, phong trào công nhân ở các nước Âu-Mĩ tiếp tục phát triển → giới chủ lo sợ, tìm mọi cách đàn áp…

       – Sự ra đời của hàng loạt các tổ chức công nhân ở các nước. Ví dụ như: Đảng xã hội dân chủ Đức (1875), Đảng công nhân Pháp (1879)…

       → Trong bối cảnh đó, yêu cầu bức thiết đặt ra là: phải thành lập một tổ chức quốc tế mới để lãnh đạo phong trào công nhân thế giới.

       Ngày 14/7/1889, gần 400 đại biểu của 22 nước họp hội nghị tại Pa-ri, tuyên bố thành lập Quốc tế thứ hai.

    Lời giải:

       a) Đại hội thành lập quốc tế thứ hai gồm 395 đại biểu, đại diện cho hầu hết các phong trào nhân dân châu Âu(có cả đại biểu Mỹ, Ác-hen-ti-na tham dự) được tiến hành vào ngày 14/7/1889, kỷ niệm 100 năm ngày nhân dân Pháp Phá ngục Ba-xti.

       b) Đại hội thông qua các nghị quyết quan trọng như sự cần thiết phải thành lập chính đảng của giai cấp vô sản ở mỗi nước, đấu tranh giành chính quyền đòi ngày làm 8 tiếng.

       c) Nghị quyết quan trọng nhất của Đại hội là nghị quyết lấy ngày mùng 1 tháng 5 hàng năm là ngày đoàn kết để biểu dương lực lượng.

       d) Hội thành lập Quốc tế thứ hai có ý nghĩa to lớn. Nó khôi phục tổ chức quốc tế của phong trào công nhân, tiếp tục sự nghiệp đấu tranh cho thắng lợi của chủ nghĩa Mác.

    Lời giải:

       – Trải qua 2 giai đoạn hoạt động.

       + Giai đoạn 1 (từ năm 1889 – 1895)

       + Giai đoạn 2 (Từ năm 1895 – 1914)

    Lời giải:

        – Sự thiếu nhất trí về đường lối, tư tưởng (ví dụ: xa rời đường lối đấu tranh cách mạng, thỏa hiệp với tư sản…); chia rẽ về tổ chức là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tan rã của quốc tế thứ hai (năm 1914).

    Lời giải:

       – Lê-nin sinh ngày 22/4/1870 trong một gia đình nhà giáo tiến bộ ở Simbirsk (nay là Ulianovsk). Ngay từ sớm Lê-nin đã giác ngộ và tham gia hoạt động cách mạng.

       – Năm 1893, Lê-nin đã tới Xanh Pê-téc-bua và trở thành người đứng đầu một nhóm Mácxít ở đây.

       – 1895 Lê-nin đã thành lập tổ chức “Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân” – đây chính là mầm mống của Đảng Mácxít cách mạng.

       – sau khi bị bắt và bị đi đày ở Xi-bia, Lê-nin sống ở nước ngoài một thời gian, đến năm 1903, thành lập Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga. → Lê-nin và Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga dần trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào cách mạng Nga.

    Lời giải:

       – Về mâu thuẫn xã hội:

       + Nhân dân bất mãn, căm ghét chế độ phong kiến Nga sa hoàng.

       + Mâu thuẫn giai cấp giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản; nông dân với địa chủ ngày càng gay gắt.

       – Kết quả của cuộc chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905):

       + Thất bại của Nga trong cuộc chiến trang Nga – Nhật (1904 – 1905) làm cho những mâu thuẫn trong xã hội Nga càng thêm sâu sắc.

       – Tình hình chín muồi cho cách mạng:

       + Sự đàn áp dã man của chính quyền Nga hoàng đối với công nhân trong cuộc biểu tình ngày 9/1/1905 → làn sóng căm phẫn của nhân dân Nga lan ra khắp nơi.

    Lời giải:

    Thời gian I Dữ kiện lịch sử II Kết quả III
    Cuối năm 1904 Nhiều cuộc bãi công của công nhân đã nổ ra với các khẩu hiệu “Đả đảo chuyên chế”, “Đả đảo chiến tranh”… Bị chính quyền Nga hoàng đàn áp
    1905 – 1907 Cuộc cách mạng dân chủ tư sản đầu tiên do giai cấp vô sản lãnh đạo Thất bại
    Ngày 9/1/1905 14 vạn công nhân Pe-téc-bua cùng gia đình kéo đến trước cung điện Mùa Đông dâng yêu sách lên Nga hoàng. Bị chính quyền Nga hoàng đàn áp dã man.
    Tháng 5/1905 Các cuộc nổi dậy của nông dân ở nhiều vùng trong cả nước Nga Dinh thự của các địa chủ phong kiến bị đánh phá, văn tự, khế ước vay nợ bị thiêu hủy.
    Tháng 6/1905 Thủy thủ trên chiến hạm Pô-tem-kin khởi nghĩa Thắng lợi của thủy thủ trên chiến hạm Pô-tem-kim đã kéo theo sự nổi dậy của nhiều đơn vị hải quân, lục quân khác.
    Tháng 12/1905 Khởi nghĩa vũ trang ở Mát-xcơ-va Thất bại

    Lời giải:

       – Ý nghĩa đối với nước Nga:

       + Thúc đẩy nhân dân đứng lên đấu tranh, làm suy yếu chế độ Nga hoàng.

       + Là bước chuẩn bị cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ diễn ra vào năm 1917.

       – Ý nghĩa đối với phong trào cách mạng thế giới:

       + Cổ vũ phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản trong các nước Đế quốc.

       + Thúc đẩy sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc vào đầu thế kỉ XX.

     

    Bài giải này có hữu ích với bạn không?

    Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

    Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1002

    Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

    --Chọn Bài--

    Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

    Tải xuống