Bài 10

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Câu 1 (trang 96 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1): Cả bài thơ (kể cả nhan đề) chỉ dùng 23 chữ mà thực tế chỉ có 19 chữ (vì có 4 chữ được dùng hai lần). 18 trong số 19 chữ này khi sang tiếng Việt đã tạo thành yếu tố Hán Việt thông dụng song trong Bảng tra yếu tố Hán Việt ở cuối SGK Ngữ văn 7, tập hai, chỉ mới có 2 yếu tố được đưa vào là dạ và nguyệt. Em hãy chỉ ra thêm ít nhất 2 chữ trong bài thơ đã trở thành yếu tố Hán Việt thông dụng và sau đó tìm cho mỗi yếu tố ít nhất 2 từ ngữ chứa nó.

Trả lời:

a, địa → nghiên cứu địa chất, thổ địa, môn địa lí.

b, cố → cố chấp, cố nhân.

c, minh → minh bạch, minh mẫn.

d, thượng → thượng nguồn, thượng hạng.

Câu 2 (Bài tập 1 trang 124 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang 96 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trả lời:

Không thể xem hai câu đầu là thuần túy tả cảnh, hai câu sau là thuần túy tả tình vì:

a, Trong hai câu đầu:

– Xuất hiện hình ảnh con người (con người là chủ thể ngắm trăng).

– Ánh trăng trong hai câu đầu không còn là ánh trăng thực mà là ánh trăng dưới con mắt, cảm quan của người ngắm nhìn.

b, Trong hai câu sau:

– Xuất hiện hình ảnh của thiên nhiên (vầng trăng sáng).

– Hai câu thơ còn miêu tả những hành động, dáng vẻ của con người trong bức cảnh đêm trăng, đó cũng là thủ pháp tả cảnh.

Câu 3 (Bài tập 3 trang 124 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 – trang 97 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trả lời:

Qua việc sử dụng bốn động từ, ta có thể thấy sự thống nhất, liền mạch trong suy tư cảm xúc của nhà thơ vì giữa các động từ có mối liên hệ: nhà thơ ngỡ (nghi) ánh trăng là sương nên ngẩng (cử) đầu để nhìn ngắm, ngẩng đầu nhìn thấy ánh trăng lại nhớ đến ánh trăng nơi quê nhà nên cúi (đê) (chỉ sự hướng nội) nhớ về cố hương (tư).

Câu 4 (trang 98 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1):Trong việc xây dựng tứ thơ của bài Tĩnh dạ tứ, Lí Bạch đã tiếp thu ảnh hưởng của bài dân ca sau đây:

   Thu phong nhập song li

   La trưởng khởi phiêu dương

   Cử đầu khán minh nguyệt

   Kí tình thiên lí quang.

Hãy so sánh bài Tĩnh dạ tứ với bài dân xa nói trên để chỉ ra một số điểm sáng tạo của Lí Bạch.

Trả lời:

a, Những sự giống nhau giữa hai bài thơ:

– Hai câu thơ đầu thiên về tả cảnh, hai câu sau thiên về tả tình.

– Cảnh vật là chất xúc tác tác động đến tâm trạng của nhà thơ.

– Cử chỉ của nhân vật trữ tình ở hai câu thơ sau đều là “Cử đầu khán (vọng) minh nguyệt” (ngẩng đầu nhìn trăng).

b, Những sự sáng tạo của Lí Bạch thể hiện trên các mặt:

– Nội dung: Nhấn mạnh nỗi nhớ, tình cảm với quê hương.

– Nghệ thuật: Có sự giao thoa giữa cảnh và tình trong hai câu thơ, nhà thơ còn vận dụng tứ thơ “vọng nguyệt hoài hương”.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1192

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống