Bài 20

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Câu 1 (Bài tập 1 tr.35 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):

Trả lời:

a. Mở bài: Giới thiệu về Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn:

– Nét chung: Đều là thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội gắn với những sự kiện lịch sử của dân tộc

– Nét riêng: Mỗi thắng cảnh đều mang vẻ đẹp và ý nghĩa riêng

b. Thân bài

– Giới thiệu về hồ Hoàn Kiếm:

   + Sự xuất hiện của hồ và ý nghĩa tên gọi Hồ Gươm

   + Vị trí địa lí

   + Độ rộng hẹp của hồ

   + Những vẻ đẹp nổi bật của Hồ Gươm

– Giới thiệu về Đền Ngọc Sơn

   + Sự xuất hiện của Đền và tên gọi

   + Vị trí của Tháp Rùa, Cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn

   + Quang cảnh xung quanh: Cây cối, màu nước

– Ý nghĩa của hai thắng cảnh đối với thiên nhiên và lịch sử của thủ đô

c. Kết bài: Tình cảm của bản thân đối với hai thắng cảnh của đất nước.

Câu 2 (Bài tập 2 tr.35 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):

Trả lời:

Có thể sắp xếp lại trình tự giới thiệu về bài viết như sau:

– Giới thiệu chung về hai thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn

– Giới thiệu hồ Hoàn Kiếm: Diện tích của hồ, đặc điểm màu nước của hồ, lịch sử của hồ, cảnh vật xung quanh hồ,…

– Giới thiệu đền Ngọc Sơn: Vị trí của đền Ngọc Sơn, lịch sử hình thành đền Ngọc Sơn, quang cảnh của đền

– Giới thiệu về Tháp Rùa: Vị trí Tháp Rùa, lịch sử hình thành Tháp Rùa, quang cảnh đặc sắc xung quanh Tháp Rùa.

Câu 3 (Bài tập 3 tr.35 – SGK Ngữ văn 8 tập 2):

Trả lời:

a. Mở bài: Giới thiệu về các đối tượng thuyết minh

b. Thân bài

– Chi tiết về lịch sử hình thành hồ: Là một đoạn cũ của dòng sông Hồng, hồ có đến vài nghìn tuổi. trước đó có tên là hồ Lục Thủy, thế kỉ XV có tên Hoàn Kiếm, gắn với sự tích trả gươm thần, cuối cùng gọi tên hồ là Thủy Quân

– Chi tiết về lịch sử hình thành đền Ngọc Sơn: Từng là Điếu Đài- nơi vua tới câu cá, thời chúa Trịnh Giang lập cung Khánh Thụy ở đảo Ngọc làm nơi hóng gió, đền có ba nếp

– Chi tiết về lịch sử hình thành Tháp Rùa: Từ thờ Phật chuyển thành nơi thờ thánh Văn Xương và Đức Thánh Trần, Nguyễn Siêu sửa sang lại và tạc lên thân tháp chữ Tả Thanh Thiên

– Cảnh hiện nay: Bờ Hồ là nơi dạo chơi, hội họp, lễ Tết hằng năm.

c. Kết bài: Suy nghĩ, tình cảm của bản thân về đối tượng thuyết minh

Câu 4:

Trả lời:

– Ý nghĩa của yếu tố miêu tả: Làm cho đối tương hiện lên một cách rõ ràng hơn, giúp người đọc hình dung một cách sinh động đặc điểm của đối tượng được nói đến

– Ý nghĩa của yếu tố tự sự: Làm rõ những kiến thức về lịch sử hình thành, vị trí địa lí hoặc tên gọi của những danh lam thắng cảnh được thuyết minh

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 962

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống