Bài 30

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Câu 1, tr. 143, SGK

Trả lời:

– Phần 1 (từ đầu đến em chỉ khóc hoài): nỗi tuyệt vọng của Xi-mông

– Phần 2 (tiếp … một ông bố): bác Phi-líp gặp Xi-mông và an ủi em.

– Phần 3 (tiếp … bỏ đi rất nhanh): bác Phi-líp đưa Xi-mông về với mẹ và nhận làm bố của em.

– Phần 4 (còn lại) : Xi-mông tin tưởng và nới với các bạn rằng em có bố Phi-líp

Câu 2: Nỗi đau đớn của Xi-mông được bộc lộ như thế nào qua ý nghĩ, ngôn ngữ, tâm trạng của em?

Trả lời:

– Nỗi đau được thể hiện qua ý nghĩ và hành động của em: ý nghĩ bỏ nhà ra bờ sông định tự tử, cảnh vật khiến em nghĩ đến nhà, đến mẹ.

– Nỗi đau thể hiện qua những giọt nước mắt: em khóc nhiều, buồn bã vô cùng, em lại khóc, người em rung lên…..

– Nỗi đau thể hiện qua cách nói năng : nói không nên lời, cứ bị ngắt quãng xen lẫn tiếng nấc

Câu 3, tr. 143, SGK

Trả lời:

– Lúc đầu, trước việc Xi-mông không có bố lại thêm ý nghĩ của chú Phi-lip: một tuổi xuân đã lầm lỡ rất có thể lầm lần nữa làm người đọc có thể băn khoăn ít nhiều nghi ngờ phẩm cách của chị Blăng-sốt

– Nhưng sau đó vừa đến trước một ngôi nhà nhỏ quét vôi trắng hết sức sạch sẽ, người đọc mới hiểu ra bản chất chị là người tốt:

+ chị từng là một trong những cô gái đẹp nhất vùng, đức hạnh nhưng bị lừa dối.

+ Ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng, sạch sẽ: tuy nghèo nhưng sống đúng đắn, nghiêm túc.

+ Thái độ đối xử với khách : khiến người lạ cảm giác không thể bỡn cợt được với vẻ nghiêm nghị như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa

+ Khi nghe con nói bị bạn đánh vì không có bố thì chị hổ thẹn, thương con nước mắt lã chã, đau đớn lặng ngắt.

Câu 4: Nêu diễn biến tâm trạng của bác Phi-líp qua các giai đoạn: khi gặp Xi-mông; trên đường đưa Xi-mông về nhà;khi gặp chị Blăng-sốt; lúc đối đáp với Xi-mông. Vì sao bác nhận làm bố của Xi-mông?

Trả lời:

– Diễn biến tâm trạng

+ Khi gặp Xi-mông: cảm nhận sự đau khổ của em và an ủi em: Người ta sẽ cho cháu… một ông bố

+ Trên đường đưa Xi-mông về nhà: bác chợt nảy ra ý nghĩ không được trong sáng: một tuổi xuân đã lầm lỡ rất có thể lỡ lầm lần nữa → bác nghĩ có thể đùa bỡn với chị Blăng-sốt.

+ Khi gặp chị Blăng-sốt: nhận ra ý nghĩ sai lầm của mình, lúng túng.

+ Lúc đối đáp với Xi-mông: nửa đùa nửa thật nhận làm bố Xi-mông, cảm mến em

– Bác nhận làm bố Xi-mông vì bác là người nhân hậu, bác thương Xi-mông , muốn đem lại niềm vui cho Xi-mông, cũng còn vì cảm mến Blăng-sốt

Câu 5: Đoạn trích truyện ày gợi cho em suy nghĩ về cái nhìn và thái độ đối với mọi người ở xuang quanh ta? Em có nhớ tác phẩm nào đã học cũng nhắc nhở cách nhìn và thái độ đối với con người?

Trả lời:

– Đọan trích gợi ra cách nhìn cuộc đời phải quan sát và khám phá bản chất bên trong tường tận về con người không thể chỉ nhìn bề ngoài

– Từ đó cần có thái độ trân trọng yêu thương, bao dung đối với mọi con người ở quanh ta

– Các tác phẩm đã học cũng nhắc nhở cách nhìn và thái độ đối với con người: Lão Hạc qua câu: Chao ôi, đối với những người ở qunh ta……. không bao giờ ta thương

Câu 6: Trong ba nhân vật của truyện em ấn tượng nhất với nhân vật nào? Hãy viết đoạn văn ngắn nói lên cảm nghĩ của mình về nhân vật ấy?

Trả lời:

Trong tác phẩm Bố của Xi-mông tác giả đã khắc họa cho ta thấy được hình ảnh Xi-mông vô cùng đáng thương để lại cho người đọc nhiều thương cảm. Xi-mông là con ngoài dã thú. Mẹ em chỉ vì một lần lầm lỡ mà bây giờ phải đơn thân một mình nuôi em dưới cái nhìn ghẻ lạnh của dân làng. Đến trường em cũng bị các bạn kì thị, đánh đập. Do vậy em đã ra bờ sông định tự tử. Ra bờ sông để tự tử, thấy cảnh đẹp, thấy chú nhái xanh, em quên mất ý định tự tử của mình và vui với những trò hấp dẫn. Nhưng chợt nhớ lại ýnghĩa ban đầu, em buồn bã khóc, khóc hoài. Trong đầu em lúc đó không thể nghĩ ra điều gì, không thể nào nghĩ ra cách để em có bố. Gặp bác Phi¬lip và bác hứa cho em một người bố, em như quên tất cả và vui vẻ theo bác về nhà như không có chuyện gì xảy ra trước đó. Tính cách trẻ con của Xi- mông được tác giả khắc họa rất thành công, nó vừa thể hiện được sự ngâythơ nhưng đồng thời cũng là cho thấy niềm khát khao có bố của em. Với tình thương của mình, không những bác Phi-lip làm cho Xi-mông từ bỏ cái ý định tự tử của mình mà còn mang lại cho em sự lạc quan, tin tưởng, tạo ra một chỗ dựa tinh thần vững chắc cho em. Không những thế, sự hi sinh của bác còn tạo cho người mẹ vững tâm hơn trong cuộc sống. Tình thương đã làm thay đổi tất cả. Đó là giá trị cao cả của tác phẩm và cũng là thông điệp tác giả muốn gửi gắm cho người đọc.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 972

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống