Bài 26

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Câu 1: Tìm hiểu và phân tích các đề nêu trong SGK, tr. 99

Trả lời:

(1) Mỗi đề nêu lên vấn đề nghị luận ở tác phẩm:

– Đề 1: nhân vật chị Dậu trong tác phẩm Tức nước vỡ bờ

– Đề 2: số phận tính cách nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên

– Đề 3: tình đời trong chiếc lá qua truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng

– Đề 4: vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa của bài thơ Mây và sóng

– Đề 5: nội dung, nghệ thuật của bài thơ Tức cảnh Pác Bó

– Đề 6: nội dung nghệ thuật khổ thơ cuối bài thơ Ánh trăng

– Đề 7: hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa

(2) Hình thức của mỗi đề khác nhau ở chỗ có đề là đề mở như đề 3, 5, 7

(3) Cần chú ý các yêu cầu khi viết bài tập làm văn số 7

– Bám sát vào nội dung tránh lạc đề

– Bài viết cần có bố cục rõ ràng, mạch lạc

– Cần nêu được những cảm nhận cảm thụ riêng của bản thân

(4) Đề văn hay em muốn viết thành bài văn là đề 7: Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Câu 2: Lập dàn ý cho đề văn em chọn

Trả lời:

A, Mở bài: giới thiệu hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

B, Thân bài:

– Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc:

+ Bếp lửa là một hình ảnh rất quen thuộc ở làng quê Việt Nam

+ Bếp lửa rất gần gũi, thân thiện

+ Hình ảnh ngọn lửa ảo mộng được nhen nhóm vào lúc sương sớm rất mộng mị và ảo mộng

+ Hình ảnh bếp lửa rất gần gũi, thân thuộc và gắn bó với tuổi thơ

– Suy ngẫm về hình ảnh bếp lửa:

+ ấp iu, nồng đượm

+ niềm yêu thương

+ bếp lửa không thể dập tắt được trong lòng người cháu

+ bếp lửa là nơi ấp ủ tình bà cháu thiêng liêng

C, Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh bếp lửa

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 970

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống