Chương 3: Các ngành giun

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Giải Vở Bài Tập Sinh Học 7 – Bài 12: Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

I. Một số giun dẹp khác (trang 30 VBT Sinh học 7)

1. (trang 30 VBT Sinh học 7): Quan sát các hình 12.1,2,3 (SGK), trả lời các câu hỏi sau:

Trả lời:

   – Giun dẹp thường kí sinh ở bộ phận nào trong cơ thể người và động vật, vì sao?

   Giun dẹp thường kí sinh ở máu, ruột non, gan,… bởi vì các bộ phận này thường có nhiều chất dinh dưỡng

   – Hãy kể tên con đường xâm nhập vào cơ thể sinh vật của sán lá máu, sán bã trầu, sán dây:

   Sán lá máu: qua da

   Sán bã trầu: qua đường tiêu hóa

   Sán dây: qua đường tiêu hóa

   – Để phòng, chống giun dẹp kí sinh, cần phải giữ vệ sinh như thế nào cho người và gia súc?

   Giữ gìn vệ sinh môi trường, tắm nước sạch, ăn chín uống sôi,…

II. Đặc điểm chung giun dẹp (trang 31 VBT Sinh học 7)

1. (trang 31 VBT Sinh học 7): Đánh dấu (+: đúng, -: sai) vào bảng so sánh các đặc điểm của một số đại diện Giun dẹp

Trả lời:

   Bảng 1. Một số đặc điểm của giun dẹp

STT Các đại diện Sán lông Sán lá gan Sán dây
Đặc điểm so sánh
1 Cơ thể dẹp và đối xứng hai bên + + +
2 Mắt và lông phát triển +
3 Phân biệt đầu, đuôi, lưng, bụng + + +
4 Mắt và lông bơi tiêu giảm + +
5 Giác bám phát triển + +
6 Ruột phân nhánh chưa có hậu môn + + +
7 Cơ quan sinh dục phát triển + +
8 Phát triển qua các giai đoạn ấu trùng + +

   Đặc điểm chung của ngành Giun dẹp:

   Cơ thể dẹp và đối xứng hai bên, phân biệt đầu, đuôi, lưng, bụng, ruột phân nhiều nhánh chưa có ruột non và hậu môn.

Ghi nhớ (trang 31 VBT Sinh học 7)

   Giun dẹp dù sống tự do hay kí sinh đều có chung những đặc điểm như: cơ thể dẹp đối xứng hai bên và phân biệt đầu đuôi, lưng bụng, ruột phân nhánh nhiều chưa có ruột sau và hậu môn.

   Số lớn giun dẹp kí sinh còn có thêm: giác bám, cơ quan sinh dục phát triển, ấu trùng phát triển qua các vật chủ trung gian.

Câu hỏi (trang 31, 32 VBT Sinh học 7)

1. (trang 31 VBT Sinh học 7): Sán dây có đặc điểm cấu tạo nào đặc trưng do thích nghi rất cao với đời sống kí sinh trong ruột người?

Trả lời:

   – Chúng có cơ quan giác bám tăng cường (có 4 giác bám, một số có thêm móc bám).

   – Dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu chất dinh dưỡng có sẵn có ruột người qua thành cơ thể, nên rất hiệu quả.

   – Mỗi đốt có một cơ quan sinh sản lưỡng tính.

2. (trang 32 VBT Sinh học 7): Nêu đặc điểm chung của ngành Giun dẹp. Tại sao lấy đặc điểm “dẹp” đặt tên cho ngành?

Trả lời:

   – Cơ thê dẹp, có đối xứng hai bên, phân biệt đầu đuôi, lưng bụng.

   – Cơ quan tiêu hóa phát triển, ở loài ki sinh có giác bám phát triển, ruột phân nhánh, chưa có hậu môn.

   – Cơ quan sinh sản phát triển, ấu trùng phát triển qua các giai đoạn.

   – Lấy đặc điếm “dẹp” để đặt tên cho ngành vì ngành tập hợp các loài giun có đặc điếm chung là cơ thể dẹp, để phân biệt với các ngành giun khác.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1009

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống