Chương 5: Ngành chân khớp

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Giải Vở Bài Tập Sinh Học 7 – Bài 25: Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

I. Nhện (trang 57, 58 VBT Sinh học 7)

1. (trang 57 VBT Sinh học 7): Quan sát hình 25.1 (SGK), điền các cụm từ gợi ý (di chuyển và chăng lưới, cảm giác về khứu giác và xúc giác, bắt mồi và tự vệ, sinh sản, tiết ra tơ nhện, hô hấp) để làm rõ chức năng các bộ phận cấu tạo ngoài của nhện và ghi vào ô trống.

Trả lời:

    Bảng. Đặc điểm cấu tạo ngoài của nhện

Các phần cơ thể Số chú thích Tên bộ phận quan sát thấy Chức năng
Phần đầu – ngực 1 Đôi kìm có tuyến độc Bắt mồi và tự vệ
2 Đôi chân xúc giác (phủ đầy lông) Cảm giác về khứu giác và xúc giác
3 4 đôi chân bò Di chuyển và chăng lưới
Phần bụng 4 Phía trước là đôi khe hở Hô hấp
5 Ở giữa là một lỗ sinh dục Sinh sản
6 Phía sau là các núm tuyến tơ Tiết ra tơ nhện

2. (trang 57 VBT Sinh học 7): Quan sát hình 25.2 (SGK), đánh số vào ô trống theo một thứ tự đúng với tập tính chăng lưới ở nhện

Trả lời:

+ Chờ mồi (thường ở trung tâm lưới) 4
+ Chăng dây tơ phóng xạ 2
+ Chăng dây tơ khung 1
+ Chăng các sợi tơ vòng 3

   Theo em, nhện chăng tơ vào lúc nào?

   Nhện chăng tơ vào ban đêm để rễ bắt mồi.

3. (trang 58 VBT Sinh học 7): Nghiên cứu kĩ các thao tác bắt và tiêu hóa mồi gợi ý dưới đây, đánh số vào ô trống theo thứ tự hợp lí của tập tính săn mồi ở nhện

Trả lời:

+ Nhện hút dịch lỏng từ con mồi 4
+ Nhện ngoạm chặt mồi, chích nọc độc 2
+ Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi 3
+ Trói chặt mồi rồi treo vào lưới để một thời gian 1

II. Sự đa dạng của lớp Hình nhện (trang 58 VBT Sinh học 7)

1. (trang 58 VBT Sinh học 7): Quan sát các hình 25.3,4,5 (SGK) và các thông tin trong bài, thảo luận, rồi điền vào ô trống ở bảng sau.

Trả lời:

    Bảng. Ý nghĩa thực tiễn của lớp Hình nhện

STT Các đại diện Nơi sống Hình thức sống Ảnh hưởng đến con người
Kí sinh Ăn thịt Có lợi Có hại
1 Nhện chăng lưới Trong nhà, ngoài vườn
2 Nhện nhà (con cái thường ôm trứng) Trong nhà, các khe tường
3 Bọ cạp Hang hốc, nơi khô ráo, kín đáo
4 Cái ghẻ Da người
5 Ve bò Da trâu, bò

Ghi nhớ (trang 59 VBT Sinh học 7)

    Nhện là đại diện của lớp Hình nhện, co thể có hai phần: đầu – ngực và bụng, thường có 4 đôi chân bò. Chúng hoạt động chủ yếu về đêm, có các tập tính thích hợp với săn bắt mồi sống. Trừ một số đại diện có hại (như cái ghẻ, ve bò,…) còn đại đa số nhện có lợi và săn bắt sâu bọ có hại.

Câu hỏi (trang 59 VBT Sinh học 7)

1. (trang 59 VBT Sinh học 7): Cơ thể Hình nhện có mấy phần? Vai trò của mỗi phần cơ thể?

Trả lời:

   – Đầu – ngực: là trung tâm vận động và định hướng.

   – Bụng: là trung tâm của nội quan và tuyến tơ.

   So sánh các phần cơ thể Hình nhện với Giáp xác?

   Nhện giống Giáp xác về sự phân chia cơ thể, nhưng khác về số lượng các phần phụ. Ở nhện phần phụ bụng tiêu giảm, phần phụ đầu ngực chỉ còn 6 đôi, trong đó có 4 đôi chân làm nhiệm vụ di chuyển.

2. (trang 59 VBT Sinh học 7): Nhện có mấy đôi phần phụ? Trong đó có mấy đôi chân bò?

Trả lời:

   Nhện có 6 đôi phần phụ, trong đó:

   – Đôi kìm có tuyến độc.

   – Đôi chân xúc giác.

   – 4 đôi chân bò.

3. (trang 59 VBT Sinh học 7): Nhện có các tập tính gì thích nghi với lối sống của chúng?

Trả lời:

   – Thời gian kiếm sống: ban đêm

   – Tập tính chăng lưới khắp nơi: dùng tơ để di chuyển và bẫy con mồi.

   – Tập tính bắt mồi: Nhện có tập tính chăng tơ bắt mồi, một số loài nhện cũng dùng tơ trói mồi. Nhện có nhiều tập tính thích nghi với bẫy, bắt các mồi sống (sâu bọ). Nhện tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể con mồi, làm biên đổi phần thịt của con mồi thành chất lỏng rồi hút dịch lỏng đó để sinh sống (còn gọi là tiêu hóa ngoài). 

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1176

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống